Công nhân Triều Tiên làm việc tại một nhà máy sản xuất giày dép
Các công ty dệt may Trung Quốc ngày càng sử dụng nhiều nhà máy của Triều Tiên để tận dụng lao động nước ngoài giá rẻ, theo các thương nhân và doanh nghiệp ở thành phố biên giới Đan Đông, Trung Quốc.
Hàng chục công ty may mặc Trung Quốc đang hoạt động ở Đan Đông và người mua đến từ Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada và Nga.
Tuy nhiên, quần áo của những công ty này được sản xuất ở Triều Tiên và dán nhãn "Made in China", xuất khẩu trên toàn thế giới, Reuters trích lời các doanh nhân.
Việc lao động Triều Tiên được sử dụng để sản xuất quần áo rẻ, bán trên khắp thế giới cho thấy tuy mọi cánh cửa đều bị đóng bởi lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc (LHQ), một cánh cửa khác vẫn có thể mở ra, báo Mỹ nhận định.
Biện pháp trừng phạt của LHQ đối với Triều Tiên vì chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này, không bao gồm lệnh cấm xuất khẩu dệt may.
Một thương nhân người Trung Quốc-Triều Tiên ở Đan Đông cho biết: "Chúng tôi nhận đơn đặt hàng từ khắp nơi trên thế giới”. Giống như nhiều người Reuters phỏng vấn về vấn đề này, thương nhân trên nói với điều kiện giấu tên.
"Chúng tôi sẽ yêu cầu các nhà cung cấp Trung Quốc nói chuyện với chúng tôi nếu họ muốn cởi mở về nguồn gốc hàng hóa với khách hàng - đôi khi người mua không nhận ra quần áo được sản xuất ở Triều Tiên. Điều này rất nhạy cảm”, thương nhân giấu tên nói thêm.
Lao động Triều Tiên có thể sản xuất nhiều hơn công nhân Trung Quốc 30% quần áo mỗi ngày (Ảnh minh họa)
Theo dữ liệu năm 2016, dệt may là ngành xuất khẩu lớn thứ hai của Triều Tiên, sau than và các khoáng sản khác, với tổng giá trị 752 triệu USD.
Ngành dệt may phát triển mạnh mẽ cho thấy Triều Tiên đã thích ứng với lệnh trừng phạt quốc tế. Đồng thời, nó cũng cho thấy mức độ phụ thuộc của Triều Tiên với Trung Quốc như đối tác kinh tế.
Theo một doanh nhân người Trung Quốc sống ở Bình Nhưỡng, các nhà sản xuất có thể tiết kiệm đến 75% nếu sản xuất quần áo ở Triều Tiên.
Một số nhà máy của Triều Tiên nằm ở thành phố Siniuju ở biên giới. Các nhà máy khác nằm ở ngoại ô Bình Nhưỡng. Sản phẩm hoàn thành thường được vận chuyển trực tiếp từ Triều Tiên đến cảng Trung Quốc trước khi đưa đi khắp thế giới, các thương nhân và doanh nghiệp Trung Quốc cho biết.
Tất cả các nhà máy ở Triều Tiên đều thuộc sở hữu nhà nước, theo Reuters. Và những nhà máy dệt may dường như rất sôi nổi.
Một nữ doanh nhân người Trung Quốc-Triều Tiên nói: "Chúng tôi cố gắng để sản xuất quần áo riêng của Triều Tiên nhưng các nhà máy giờ đã kín lịch.
“Lao động Triều Tiên có thể sản xuất nhiều hơn công nhân Trung Quốc 30% quần áo mỗi ngày.
"Ở Triều Tiên, công nhân nhà máy không thể đi vệ sinh bất cứ khi nào họ muốn vì họ có thể làm chậm dây chuyền lắp ráp.
“Họ không giống những công nhân ở nhà máy Trung Quốc chỉ làm việc vì tiền. Người Triều Tiên có thái độ khác - họ tin rằng mình đang làm việc cho đất nước và lãnh đạo”, cô nói.
Lệnh trừng phạt khắc nghiệt nhất từ trước đến nay được dự đoán sẽ khiến Triều Tiên thiệt hại 1 tỷ USD mỗi năm,...