Khi người dân đã đóng phí bảo trì đường rồi mà đường vẫn xấu, bảo trì không đạt chất lượng, thì ai chịu trách nhiệm? Ai sẽ là người trả tiền cho người dân bị hư xe, bị tai nạn... vì đường xấu? Nhà nước cần xác định rõ, công khai minh bạch những chuyện đó, tạo một cơ chế để người dân nếu bị tai nạn, hỏng phương tiện... thì có thể tổ chức giám định để xác định nguyên nhân, nếu nguyên nhân do cầu đường xấu thì nhà nước, đơn vị bảo trì đường phải đền bù.
Ngọc Nam (Trường TH Bến Củi, Dương Minh Châu, Tây Ninh)
Theo tôi, thu phí qua xăng dầu không công bằng vì nông dân và tàu thuyền không đi đường cũng phải chịu phí. Cách lập luận của đại diện Tổng cục Đường bộ cho rằng người dân nên "chấp nhận một sự công bằng tương đối" là không thuyết phục. Chúng ta cần tổ chức lại ngành kinh doanh xăng dầu tách biệt cho từng đối tượng sử dụng. Hoặc phải tính được và chuyển phí dôi dư này vào một quỹ gọi là phúc lợi xã hội để trợ cấp cho nông dân, ngư dân.
Nguyễn Văn Bảy (phường 1, thị xã Tân An, tỉnh Long An)
lTôi nghĩ thu phí thì không có gì sai nhưng hiện tại người tham gia giao thông phải đóng bao nhiêu là phí, trong khi cơ sở hạ tầng thì quá tệ, cầu, đường làm chưa xong đã hư hỏng, các trạm thu phí thì như mạng nhện. Tôi thấy thu phí bảo trì đường bộ qua việc mua bán lốp (vỏ) xe là công bằng nhất, dễ thực hiện và triệt để nhất. Ai có xe mà đi nhiều thì phải đóng nhiều
Quang Quỳnh (Ban Tuyên giáo Tỉnh đoàn Quảng Nam)