Đền Thủy Trung Tiên nằm trên bán đảo hồ Trúc Bạch (quận Ba Đình, Hà Nội), đền được bao bọc bởi những cây xanh cổ thụ. Nối giữa đền và đường Thanh Niên là cây cầu đá tuyệt đẹp.
Đền Thủy Trung Tiên, còn được gọi là Thủy Trung Từ (hay đền Cẩu Nhi), nằm trên một đảo nhỏ tại góc phía bắc của hồ Trúc Bạch (quận Ba Đình, Hà Nội), là ngôi đền có từ thời nhà Lý. Một địa điểm rất đẹp trong quần thể thắng cảnh Hồ Tây – Trúc Bạch.
Bà Đỗ Thị Kim Dung (đại diện Ban quản lý đền) cho biết, năm 1980 đền bị dỡ bỏ để làm sân chơi, nhà kho cho hợp tác xã. Sau đó tiếp tục được dựng thành quán giải khát và là nơi cho các đôi cưới tập thể vào cuối tuần. Kỷ niệm 990 năm Thăng Long, người dân Hà Nội kiến nghị khôi phục lại ngôi đền. Đến năm 2014, dự án được phê duyệt. Năm 2015 dự án được triển khai và sau 2 năm phục dựng, đền đã được khánh thành vào ngày 20/8 vừa qua.
"Qua các hội thảo, Ban quản lý quyết định đặt tên đền là đền Thủy Trung Tiên chứ không phải là đền Cẩu Nhi vì có nhiều ý kiến cho rằng người Việt Nam bây giờ toàn ăn thịt chó, nếu để cái tên Cẩu Nhi (chó con) thì không hợp nên vẫn để tên Thủy Trung Tiên có từ thế kỷ 19", bà Dung cho hay.
Theo ghi nhận của phóng viên, đền Thủy Trung Tiên thơ mộng nằm trên hồ Trúc Bạch, gần cuối đường Thanh Niên (con đường thơ mộng nhất Thủ đô). Đền nằm trên bán đảo hồ Trúc Bạch, có diện tích nhỏ, nhiều cây xanh cổ thụ bao bọc. Cầu nối từ đường Thanh Niên vào đền được xây bằng đá hình vòng cung.
Đến thăm đền, bà Thanh (ở Ba Đình) cho biết, đền mới xây không giống ngày xưa nhưng rất đẹp: ”Người dân chúng tôi mong mãi mới thấy được ngôi đền khang trang, bề thế. Đền không chỉ là chốn linh thiêng mà còn là thắng cảnh đẹp cho thành phố”
Cầu đá gồm năm nhịp, mỗi nhịp dài 3,6m, rộng 2,25m, tổng chiều dài cầu 18m.
Qua cầu đá là cổng tam quan. Đền mới đón nhận bằng di tích danh lam thắng cảnh cấp thành phố.
Người dân Hà Nội háo hức với ngôi đền mới sau nhiều năm đền biến thành quán giải khát.
Đền được phục dựng tuy không giống với ngôi đền cũ nhưng người dân đều cảm thấy hài lòng.
Phục dựng đền với kinh phí 16 tỷ đồng, bằng nguồn xã hội hóa.
Kiến trúc đền mang dáng dấp của những ngôi chùa cổ xưa.
Đây là một địa chỉ mới linh thiêng của người Hà Nội khi ghé thăm hệ thống danh làm thắng cảnh Hồ Tây – Trúc Bạch trong đó có chùa Trấn Quốc.
Toàn bộ tượng thờ trong đền được đúc bằng đồng. Và vì phục dựng theo kiến trúc của đền Thủy Trung Tiên xưa nên hệ thống tượng sẽ chiếm số lượng lớn.
Tấm bia di tích Cẩu Nhi còn lại trong phương đình đang được phủ vải đỏ.
Ngôi đền tuy bé nhưng rất đẹp trên hồ Trúc Bạch, gợi nhớ về Hà Nội xưa.
Chợ phiên nằm trong con ngõ nhỏ đường Hoàng Hoa Thám và chỉ họp mỗi tuần một lần nhưng giá trị của phiên chợ lên tới...