Các quan chức khi trao đổi với nhà lãnh đạo Kim Jong-un thường lấy tay che miệng đển tránh bị ghi lại khẩu hình.
Theo NBC News, vụ phóng tên lửa sáng ngày 29.8 của Triều Tiên một lần nữa lại đem đến bất ngờ cho cơ quan tình báo Mỹ - cơ quan vốn không nắm được thông tin ở quốc gia bí ẩn Triều Tiên.
Trong quá khứ, Mỹ từng dự đoán sai về năng lực chế tạo tên lửa hạt nhân Triều Tiên. Năm 2011, 50 giờ sau khi cố lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong-il qua đời, tình báo Mỹ mới nắm được thông tin, nhờ xem… truyền hình Triều Tiên.
Năm 2010, Triều Tiên giới thiệu cho chuyên gia Mỹ nhà máy làm giàu uranium mới, trong khi trước đây phía Mỹ không hề biết gì.
Nhưng vì sao quân đội và cơ quan tình báo Mỹ không thể nắm được các hoạt động bí mật ở Triều Tiên?
NBC News dẫn lời các chuyên gia và cựu quan chức cho biết, Triều Tiên chính là quốc gia ác mộng đối với mạng lưới tình báo Mỹ.
Một công dân Mỹ bị Triều Tiên bắt giữ với lý do làm gián điệp.
Quốc gia này có lực lượng cảnh sát mật đông đảo, hệ thống internet sơ sài và mạng lưới đường hầm dày đặc đến mức không ai biết chúng dẫn đến đâu.
“Triều Tiên là quốc gia mà tình báo Mỹ gặp rất nhiều khó khăn, hay nói cách khác là không thể thu thập được thông tin”, Daniel Coats, giám đốc cơ quan tình báo quốc gia Mỹ nói trước Quốc hội hồi tháng 5.
Hiện không rõ Mỹ có bao nhiêu điệp viên còn hoạt động ở Triều Tiên. Nhưng quan chức Mỹ nói trên NBC News rằng, Triều Tiên ngày càng cẩn trọng, che giấu hoạt động chế tạo tên lửa trong các tòa nhà, vốn được canh gác cẩn mật.
Trên lý thuyết, Mỹ thu thập thông tin tình báo dựa trên 3 nguồn thông, bao gồm các điệp viên có mặt tại thực địa, can thiệp thông tin liên lạc và theo dõi thông qua vệ tinh.
Bruce Klingner, cựu chuyên gia của CIA nói: “Mỹ có thể dùng điệp viên Hàn Quốc, nhưng nếu cố gắng tiếp cận tài liệu mật của Triều Tiên, điệp viên này ngay lập tức sẽ vào tầm ngắm”.
Mỹ chỉ có thể theo dõi hoạt động quân sự của Triều Tiên thông qua vệ tinh.
Theo NBC News, cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) đã thành công trong việc thu thập các dữ liệu điện tử từ Triều Tiên. Nhưng thông tin đem về không mấy hiệu quả.
“Hãy nhìn ảnh vệ tinh châu Á vào ban đêm. Có một nơi hoàn toàn tối om, không có ánh điện. Đó chính là Triều Tiên”, ông Coats nói. “Họ sử dụng internet rất hạn chế. Vậy nên thông tin mà tình báo Mỹ thu được từ nguồn này cũng không hiệu quả”.
Cuối cùng, Mỹ chỉ còn cách theo dõi hoạt động quân sự của Triều Tiên thông qua vệ tinh. Theo NBC News, người Triều Tiên biết điều đó nên đã xây dựng mạng lưới đường hầm hết sức phức tạp để che giấu bí mật quân sự.
Địa hình phía bắc Triều Tiên toàn đồi núi, cũng giúp nhà lãnh đạo Kim Jong-un che mắt vệ tinh Mỹ.
“Họ có thể chế tạo tên lửa mới, đem giấu trong đường hầm, vùng núi và chỉ đưa ra ngoài trong đêm, dựng lều để ngụy trang”, David Albright, chuyên gia về vũ khí hạt nhân nói.
Giữa lúc bán đảo Triều Tiên “căng như dây đàn”, Bình Nhưỡng phát đi một loạt mật mã bí ẩn cho các điệp viên của...