Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thị sát tên lửa chiến lược.
Theo Business Insider, Colin Kahl, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama nhận định, vụ thử bom nhiệt hạch của Triều Tiên là phép thử chưa từng có đối với liên minh Mỹ-Hàn.
Câu hỏi được ông Kahl đặt ra là: Liệu Mỹ có sẵn sàng đánh đổi một thành phố ở Bắc Mỹ để bảo vệ thủ đô Seoul bằng mọi giá?
Trong hàng thập kỷ qua, Mỹ đã ngăn hai đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản phát triển vũ khí hạt nhân bằng cách hứa sẽ đáp trả hạt nhân nếu Triều Tiên tấn công.
Nhưng ngày nay, Mỹ không thể đơn giản tung đòn đáp trả nhằm vào thủ đô Bình Nhưỡng mà không lo ngại Triều Tiên phóng tên lửa hạt nhân nhằm vào bất cứ mục tiêu nào.
Theo Business Insider, Mỹ dùng vũ khí hạt nhân răn đe Triều Tiên và các nước khác để ngăn các nước này tấn công thành phố Mỹ. Nhưng đối với Hàn Quốc, quốc gia láng giềng với Triều Tiên chỉ có thể dựa vào sự cam kết của Mỹ và đồng minh.
“Điều đó có nghĩa là Hàn Quốc phụ thuộc vào khả năng Mỹ có quyết tâm bảo vệ đồng minh hay không, trong bối cảnh kẻ thù có thể tung đòn tấn công hủy diệt vào chính thành phố Mỹ”, Joe Wit, cựu nhân viên Bộ Ngoại giao Mỹ, người sáng lập trang 38 North, chuyên nghiên cứu về Triều Tiên, nói.
Mỹ sẽ tự bảo vệ mình, bỏ rơi đồng minh Hàn Quốc trước tên lửa Triều Tiên?
Theo ông Wit, Mỹ nên tiếp tục các nỗ lực trấn an đồng minh, bảo vệ họ bằng mọi giá, cho dù chuyện gì xảy ra. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như chưa cam kết như vậy.
Sau khi Triều Tiên thử bom nhiệt hạch, ngày càng nhiều người Hàn Quốc lo ngại khả năng Mỹ sẽ bỏ rơi nước này để đổi lấy an ninh quốc gia ở quê nhà.
“Mối đe dọa Triều Tiên đang treo lơ lửng trên các thành phố Mỹ, liệu người Mỹ có cam kết bảo vệ Hàn Quốc dù lãnh thổ của họ bị đe dọa hay không. Theo tôi, dựa trên những gì ông Trump nói, câu trả lời dường như là không”, Shin Hee-Seok, một chuyên gia quan hệ quốc tế tại Đại học Yonsei ở Seoul, nói.
Nói cách khác, người Hàn Quốc lo ngại Mỹ sẽ “bán đứng” họ để đạt thỏa thuận với Triều Tiên.
“Mặc dù mới chỉ là ý tưởng, nhưng nhiều người Hàn Quốc đã nhắc đến chuyện sở hữu vũ khí hạt nhân riêng, để tự bảo vệ minh nếu Mỹ không còn là đồng minh tin cậy”, ông Wit nói.
Trước mắt, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cho phép Hàn Quốc phát triển tên lửa, bom đạn mạnh mẽ hơn nhằm đối phó với Triều tiên. Ông Trump cũng để ngỏ khả năng đưa vũ khí hạt nhân đến Hàn Quốc và Nhật Bản.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un kiểm tra vũ khí hạt nhân có thể gắn vào tên lửa tầm xa.
Ông Wit cảnh báo, Hàn Quốc và Nhật Bản đang đứng trước “sự chia rẽ chiến lược”, đó là khi họ quyết định không tin vào Mỹ nữa và hành động “theo lợi ích riêng của quốc gia, bằng cách tự phát triển vũ khí hạt nhân”.
Theo các chuyên gia về vũ khí hạt nhân, ngày càng nhiều quốc gia sở hữu vũ khí hủy diệt này, thế giới sẽ ngày càng trở nên nguy hiểm hơn.
“Trong trường hợp Nhật Bản và Hàn Quốc sở hữu vũ khí hạt nhân, các đồng minh giàu có của Mỹ ở Trung Đông chắc chắn sẽ không muốn đứng ngoài cuộc chơi”, Kingston Reif, giám đốc phụ trách chính sách giải trừ vũ khí thuộc Hiệp hội Kiểm soát vũ khí, nói.
Chuyên gia Kahl cho rằng, Mỹ nên tái khẳng định cam kết bảo vệ Hàn Quốc bằng mọi giá. Để cụ thể hóa hành động này, ông Trump cần đưa thêm vũ khí chiến lược đến khu vực, trấn an đồng minh.
Nhưng không thể phủ nhận, nắm trong tay bom nhiệt hạch cực mạnh, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đang mở ra cơ hội đàm phán trực tiếp với Mỹ, tạo ra chia rẽ lớn chưa từng có với các đồng minh của Mỹ như Hàn Quốc, Nhật Bản.
Chỉ cần một quả bom nhiệt hạch Triều Tiên nổ trên bầu trời Mỹ là đủ để tạo ra thảm họa cực lớn, chưa cần nhằm...