Nhà lãnh đạo Triều Tiên khiến cả Mỹ và Hàn Quốc phải đau đầu.
Theo New York Times, Sau vụ thử bom nhiệt hạch hôm 3.9, thế giới đã biết đến rõ hơn về sức mạnh của kho vũ khí hạt nhân Triều Tiên.
6 năm trước, ông Kim lên nắm quyền ở độ tuổi 27. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un từng bước làm chủ quyền lực, trừng phạt những người có quan điểm trái ngược.
Dường ông Kim cũng giống như các thế hệ đi trước, muốn tiếp bước cha ông, bảo vệ gia tộc và cả đất nước Triều Tiên 25 triệu dân.
Nhưng ở Nhà Trắng, các cố vấn an ninh quốc gia Mỹ bắt đầu đặt dấu hỏi về tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân để bảo vệ đất nước của ông Kim.
Ý đồ thực sự của nhà lãnh đạo Kim Jong-un có thể là để “tống tiền” Mỹ, khi tên lửa hạt nhân đặt các thành phố Mỹ như Los Angeles, Chicago hay New York vào tầm ngắm. Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây cũng nhắc đến việc “Triều Tiên đã ‘tống tiền’ Mỹ suốt hàng chục năm qua”.
Đó cũng có thể là một phần trong kế hoạch chia rẽ Mỹ khỏi hai đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản. Hoặc vũ khí hạt nhân đưa Kim Jong-un trở thành nhà lãnh đạo có tiếng nói trên trường quốc tế, buộc Tổng thống Mỹ Donald Trump hay Chủ tịch Tập Cận Bình phải đối xử bình đẳng.
New York Times phân tích, đó cũng có thể là cả 3 yếu tố trên. Một số người đào tẩu khỏi Triều Tiên từng gặp ông Kim. Nhưng không ai hiểu rõ nhà lãnh đạo Triều Tiên.Tài liệu của Edward Snowden nói cơ quan tình báo Mỹ từng đột nhập vào máy tính của Cục Trinh sát Toàn Cầu – cơ quan được mệnh danh là CIA Triều Tiên, nhưng không thu được thông tin nào đáng kể về ông Kim.
Ông Kim Jong-un trực tiếp quan sát đơn vị quân đội phóng thử tên lửa đạn đạo.
“Nếu có ai đó nói chính xác điều mà Kim Jong-un muốn thì một là họ đang dối trá, hoặc là chỉ phỏng đoán”, Jon Wolfsthal, chuyên gia nghiên cứu vũ khí hạt nhân tại trung tâm Carnegie nói.
“Chúng ta không biết Kim Jong-un ăn gì mỗi sáng, vậy làm sao biết được toan tính cuối cùng của của ông ấy? Năng lực tình báo Mỹ không can thiệp được đến nhà lãnh đạo Triều Tiên”.
Thông tin mà Triều Tiên công khai tuyên bố thường nhắc đến mong muốn được cộng đồng quốc tế chấp nhận, được trao cơ hội đồng thời phát triển kinh tế và vũ khí hạt nhân.
Bình Nhưỡng cũng không loại trừ khả năng thống nhất bán đảo Triều Tiên và muốn Mỹ chấm dứt các hành động thù địch.
Nhưng những điều đó vẫn chưa thể giải thích được lý do vì sao ông Kim đưa Triều Tiên đạt bước tiến vượt bậc trong chương trình hạt nhân chỉ trong một năm qua.
Ở Hàn Quốc, có làn sóng lo ngại rằng, vũ khí hạt nhân Triều Tiên sẽ khiến Mỹ mất khả năng bảo vệ đồng minh trong trường hợp xung đột nổ ra.“Nếu Mỹ phải chọn giữa San Francisco hay Seoul, tất nhiên là họ sẽ chọn San Francisco”, Andrei Lankov, chuyên gia về Triều Tiên tại Đại học Kookmin ở Seoul nói.
Hwasong-14 hiện là tên lửa đạn đạo liên lục địa duy nhất của Triều Tiên.
Nếu đó là toan tính thật sự của Kim Jong-un thì nhà lãnh đạo Triều Tiên đã qua mặt được cả các nhà lãnh đạo thế giới và chuyên gia phân tích chính trị.
Bình luận về khả năng ông Kim muốn dùng đến vũ khí hạt nhân để thống nhất bán đảo Triều Tiên, chuyên gia Lankov nói: “Khả năng này rất thấp nhưng cũng không thể đánh giá thấp Kim Jong-un”.
“Triều Tiên không có đủ nguồn lực để mở cuộc chiến tranh tổng lực thống nhất bán đảo”, Cho Han-bum, nhà nghiên cứu tại trung tâm do chính phủ Hàn Quốc tài trợ nói. “Không có cách nào một Triều Tiên đang thiếu lương thực lại có thể giải phóng Hàn Quốc bằng vũ lực”.
Nhưng ở thời điểm năm 1950, giới chức Mỹ cũng phán đoán như vậy và rồi phải vội vàng can thiệp khi Triều Tiên tiến quân thần tốc qua biên giới Hàn Quốc.
Có một khả năng khác là nhà lãnh đạo Kim Jong-un muốn dùng vũ khí hạt nhân để làm đòn bẩy, đàm phán với Mỹ và các đồng minh của Mỹ trong tương lai.
Ông Kim có thể đồng ý không chế tạo thêm bom hạt nhân, muốn được xếp vào nhóm quốc gia làm chủ công nghệ hạt nhân bên cạnh Pakistan và Ấn Độ.
Cuối cùng, ông Kim muốn phô trương sức mạnh ở quê nhà, thuyết phục người dân về năng lực lãnh đạo của mình.
“Với những gì mà Kim Jong-un theo đuổi trong những năm qua, tôi cho rằng họ cần Mỹ đóng vai trò như một kẻ thù lớn”, Suzanne DiMaggio, giám đốc viện chính sách New America nói.
Hình ảnh Kim Jong-un đến thăm Viện vũ khí hạt nhân.
Bà DiMaggio từng dẫn đầu phái đoàn Mỹ đàm phán không chính thức với giới chức Triều Tiên.
Một số nhà phân tích khác nói, điều ông Kim mong muốn nhất chỉ là sự tôn trọng. ”Ở một chừng mực nào đó, ông Kim muốn được tôn trọng và Triều Tiên được cộng đồng quốc tế ghi nhận”, Cameron Munter, cựu Đại sứ Mỹ tại Pakistan nói.
Đáp ứng mong muốn của Kim Jong-un có lẽ là điều khó đối với giới chính trị gia Mỹ, những người không muốn nhượng bộ một nhà lãnh đạo mới 33 tuổi.
Chính Tổng thống Mỹ Donald Trump có lẽ cũng đã “hớ” khi phát biểu hồi tháng trước rằng Kim Jong-un bắt đầu biết “tôn trọng Mỹ”.
New York Times kết luận, sau 6 năm nắm quyền, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã nổi lên trở thành nhân vật thu hút sự chú ý của toàn thế giới.
Ông Kim có thể được coi như một chính trị gia đầy bí ẩn, nắm trong tay những bước đi khôn ngoan, nhưng cũng là một nhà hoạch định quân sự hết sức cứng rắn.
Nếu Mỹ tung đòn tấn công nhằm vào Triều Tiên, bao gồm cả khả năng ám sát nhà lãnh đạo Kim Jong-un, Washington nhiều khả...