Màn pháo hoa ăn mừng vụ thử bom nhiệt hạch thành công hồi tuần trước của Triều Tiên.
Nhà phân tích chính trị Nga Dmitry Verkhoturov mới đây đã đưa ra nhận định trên Sputnik về kế hoạch cấm vận mới này của Mỹ.
Cụ thể, Triều Tiên hiện nay vẫn phụ thuộc vào nguồn dầu mỏ viện trợ, chủ yếu từ Trung Quốc, chảy từ đường ống dẫn qua sông Áp Lục. Nhưng không phải vì vậy mà Bình Nhưỡng phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn năng lượng từ nước ngoài.
Theo ông Verkhoturov, Bộ Ngoại thương Triều Tiên từng tuyên bố dự trữ dầu của nước này ở vào khoảng 60-90 tỷ thùng. Con số này có thể đã được phóng đại nhưng việc Triều Tiên sở hữu lượng dầu mỏ khổng lồ là điều không nằm ngoài dự đoán của giới chuyên gia.
Kể từ năm 1992, nhiều công ty đã tiến hành thăm dò địa vật lý ở Triều Tiên. Các cuộc khảo nghiệm đã xác nhận rằng, có trữ lượng dầu khí lớn ở Triều Tiên.
Năm 1998, công ty SOCO International PLC của Anh đã khoan một giếng sâu 4.300 mét tại một trong những mỏ dầu tiềm năng của Triều Tiên.
Năm 2004, sau khi khảo sát vùng biển gần Triều Tiên, công ty Aminex PLC của Anh khẳng định, khu vực đó có sản lượng xấp xỉ 4- 5 tỷ thùng dầu thô.
Công ty HBOil của Mông Cổ cũng từng tiến hành các hoạt động thăm dò ở khu vực phía Nam Bình Nhưỡng. Phần lớn các giếng dầu đều chứa dầu thô, cho phép khai thác 75 thùng/giếng mỗi ngày.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có thể đã tính đến việc tự lực khai thác dầu, đề phòng Mỹ cấm vận.
Nhà phân tích Verkhoturov nhận định, Triều Tiên đã tính toán kỹ lưỡng khi để các công ty nước ngoài thăm dò hộ dầu khí, còn khi xác định được khả năng có giếng dầu, Bình Nhưỡng sẽ tự mình khai thác.
Ông Verkhoturov cũng khẳng định Triều Tiên nắm trong tay các thiết bị khoan tiêu chuẩn để khai thác dầu. Từ những năm 1991, Bình Nhưỡng đã có được nhiều giàn khoan của Liên Xô hoặc Romania
Những thiết bị này có khả năng khoan được các giếng dầu sâu 4.000-4.500 mét. Ngay cả khi thiết bị lỗi thời thì Triều Tiên vẫn có thể tự sản xuất, dựa trên công nghệ sẵn có.
"Nhìn vào ngành công nghiệp kỹ thuật phát triển của Triều Tiên, không khó để nước này sao chép và hiện đại hóa giàn khoan có nguồn gốc Romania, giúp tăng năng suất khai thác", ông Verkhoturov nhận định.
Ngoài ra, khi mở rộng chương trình chế tạo tên lửa và vũ khí hạt nhân, Triều Tiên chắc chắn cũng đã tính đến vấn đề năng lượng.
"Một giếng dầu với sản lượng 75 thùng/ngày có thể mang lại hơn 27.000 thùng mỗi năm. 10 giếng tạo ra 270.000 thùng mỗi năm", ông Verkhoturov ước tính, "Đây là mức tối thiểu, nhiều khả năng Triều Tiên có thể tự khai thác được nhiều dầu hơn".
Nhà phân tích Nga kết luận, Mỹ có thể gia tăng cấm vận đến nguồn dầu mỏ Triều Tiên nhập từ nước ngoài, nhưng điều đó không có nghĩa rằng chương trình chế tạo vũ khí hạt nhân và tên lửa Triều Tiên sẽ sớm kết thúc.
Ít người biết rằng quốc gia bí ẩn và gây nhiều tranh cãi về chương trình hạt nhân, chế tạo tên lửa, lại đang “ngồi...