Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
John Nilsson-Wright, chuyên gia về Á châu tại Viện nghiên cứu Chatham House ở London, Anh, mới đây đã đưa ra nhận định về lời đe dọa ám sát nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un của Hàn Quốc.
New York Times dẫn lời Shin Won-sik, cựu tướng ba sao Hàn Quốc: "Đội đặc nhiệm Spartan 3000 là phương án tối ưu. Nếu Seoul không thể tự sản xuất vũ khí hạt nhân, thì ít nhất cũng có thể khiến Kim Jong-un lo lắng”.
Spartan 3.000 là lực lượng gồm 3.000 lính đặc nhiệm thiện chiến, có nhiệm vụ chính là tiêu diệt các cứ điểm quan trọng của Triều Tiên, bao gồm cả khả năng nhận lệnh ám sát Kim Jong-un.
Ông Nilsson-Wright nói lời đe dọa này phản ánh mối lo ngại của giới lãnh đạo Hàn Quốc, trong bối cảnh những lời cảnh báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump không thể ngăn Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân.
Chỉ bằng cách đe dọa Kim Jong-un, Hàn Quốc mới có thể hy vọng thuyết phục Triều Tiên ngừng thử hạt nhân và cùng ngồi vào bàn đàm phán, ông Nilsson-Wright nhận định.
Triều Tiên phản ứng thận trọng
Trong quá khứ, các thế hệ lãnh đạo Triều Tiên luôn phản ứng thận trọng với khả năng bị ám sát. Tháng 3.1993, trong những năm tháng Mỹ-Triều Tiên leo thang căng thẳng, nhà lãnh đạo Kim Jong-il, cha của Kim Jong-un khi đó đã ở trong hầm trú ẩn tối mật nhiều tháng trời.
Ông Kim Jong-il gần như đưa đất nước quay trở lại tình trạng chiến tranh khi rút Triều Tiên khỏi hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT).
Các nhà lãnh đạo Triều Tiên dần cũng thích nghi với sức ép từ quốc tế. Lo ngại khả năng bị ám sát, lãnh đạo Triều Tiên trong quá khứ và ngày nay đều sử dụng đội ngũ an ninh hùng hậu, đoàn xe giả làm “chim mồi” mỗi khi xuất hiện trước công chúng.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ít nhiều đã có biện pháp đề phòng Hàn Quốc lên kế hoạch ám sát.
Hồi tháng 5, Triều Tiên cáo buộc cơ quan tình báo Mỹ (CIA) tìm cách mua chuộc công dân nước này để thực hiện vụ tấn công hóa học nhằm vào ông Kim Jong-un.
Không có cách nào để xác thực khả năng CIA lên kế hoạch ám sát Kim jong-un, nhưng điều này phản ánh Triều Tiên hết sức chú ý đến việc bảo toàn tính mạng của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Một tháng sau đó, cơ quan tình báo Hàn Quốc nói ông Kim Kim đã giảm số lần xuất hiện trước công chúng, ngừng lái chiếc xe ưa thích hiệu Mercedes Benz, và yêu cầu các sĩ quan tình báo, quân sự điều tra đặc biệt về các âm mưu ám sát.
Chuyên gia Nilsson-Wright nhận định, Kim Jong-un có thể tiếp bước các thế hệ đi trước, hết sức quan ngại về khả năng bị ám sát và ít nhiều cũng có các biện pháp phòng ngừa.
Nguy cơ rủi ro cao
Quân đội Triều Tiên luôn trung thành tuyệt đối với Kim Jong-un.
Chuyên gia người Anh cũng cảnh báo, việc Hàn Quốc đe dọa ám sát nhà lãnh đạo Kim Jong-un giống như con dao hai lưỡi. Tình hình có thể dễ dàng vượt ra ngoài tầm kiểm soát giống như sự kiện Vịnh con Lợn, khi đó Mỹ đã “muối mặt” với kế hoạch ám sát lãnh tụ Fidel Castro thất bại năm 1961.
Nỗ lực ám sát Kim Jong-un có thể dễ dàng khiến Hàn Quốc hứng chịu đòn đáp trả quân sự mạnh mẽ từ Triều Tiên, leo thang chiến tranh trong khu vực.
Có ý kiến nói Hàn Quốc công khai kế hoạch ám sát Kim Jong-un để tìm kiếm sự ủng hộ của các phe phái đối lập trong nội bộ Triều Tiên. Nhưng theo chuyên gia Nilsson-Wright, những người Triều Tiên đào tẩu nói khả năng này rất khó xảy ra ở thời điểm hiện tại.
Nhìn chung, kế hoạch ám sát Kim Jong-un chỉ đem lại rủi ro lớn đối với Hàn Quốc mà khả năng thành công lại ở mức rất thấp.
Chuyên gia Nilsson-Wright cho rằng, trong tương lai, lựa chọn phù hợp nhất với Tổng thống Moon Jae-in vẫn là đối thoại mạng tính xây dựng với Triều Tiên.
Còn ở thời điểm hiện tại, quân bài ám sát Kim Jong-un ít nhiều đem lại hiệu quả nếu Hàn Quốc chỉ dừng lại ở mức nhằm gửi thông điệp cảnh báo đến giới lãnh đạo Triều Tiên.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un có hành động lạ, khiến nhiều người bất ngờ ngay trước ngày “đại nạn“ khi Hội đồng Bảo an...