Hình ảnh đoàn tàu Cát Linh- Hà Đông tại nhà ga La Khê, Hà Đông
Ngày 19/9, ông Vũ Hồng Phương, Phó Tổng giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt Cát Linh- Hà Đông cho biết, tháng 2/2017, hai đầu máy và 2 toa tàu Tian Wang Xing của Trung Quốc đã được vận chuyển về nhà ga La Khê (Hà Đông, Hà Nội). Sau đó, đơn vị đã tổ chức cho người dân tham quan, lấy ý kiến chuyên gia về màu sắc, hình dáng của toa tàu.
“12 đoàn tàu còn lại (gồm 48 toa tàu) sẽ được chúng tôi vận chuyển về Hà Nội trong tháng 10 và tháng 11/2017. Hiện tại, các toa tàu đã lắp đặt xong và chỉ chờ làm các thủ tục chuyển về cảng Hải Phòng”, ông Phương thông tin.
Theo vị lãnh đạo này, dự kiến, lộ trình vận chuyển toa tàu từ cảng Hải Phòng chạy dọc theo quốc lộ 5 cũ, rẽ vào quốc lộ 21B về đến Phủ Lý, di chuyển vào quốc lộ 1 cũ về đến Văn Điển, đi vào quốc lộ 70 về đến đường Quang Trung (Q.Hà Đông) và tập kết tạm tại vị trí nào đó thuận lợi.
Ông Phương cho biết thêm, hiện tại, đã hoàn thành được 95% khối lượng công việc xây lắp của tuyến đường sắt. Các nhà ga đã hoàn thành xong việc lắp ráp thiết bị, chỉ còn lại phần hoàn thiện bậc lên xuống nhà ga.
Theo kế hoạch, từ tháng 10/2017 sẽ đưa toa tàu vào vận hành chạy thử (thời gian từ 3-6 tháng) và đưa vào khai thác thương mại từ quý II/2018.
Đầu tàu và toa tàu được vận chuyển về Hà Nội tháng 2/2017
Tuy nhiên, theo ông Phương tiến độ này không thể thực hiện đúng theo kế hoạch bởi vì dự án vẫn đang thiếu vốn. Cụ thể, phía Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (China Eximbank) vẫn chưa giải ngân khoản vốn 250 triệu USD bổ sung. Việc giải ngân, bổ sung vốn chưa kịp thời khiến Tổng thầu Trung Quốc tăng dần khoản nợ đọng với thầu phụ, nhà cung ứng thiết bị và triển khai dự án.
“Nguyên nhân chưa thể giải ngân khoản vốn vay bổ sung là do vướng mắc các thủ tục pháp lý từ các bộ, ngành của phía Việt Nam và ngân hàng China Eximbank. Hiện tại, dự án đang nợ các nhà thầu phụ khoảng 600 tỷ đồng”, ông Phương nói.
Ông Phương cho hay, hiện tại, chưa rõ thời gian cụ thể chạy thử đoàn tàu đường sắt trên cao. Bởi vì, việc chạy thử đoàn tàu phụ thuộc vào nguồn vốn vay bổ sung 250 triệu USD. Nếu số tiền được giải ngân sớm thì sẽ có tiền trả cho các nhà thầu phụ và ngược lại họ sẽ cung cấp thiết bị, hoàn thiện nốt các hạng mục còn lại của dự án. Sau đó, kế hoạch chạy thử đoàn tàu mới có thể thực hiện sớm.
Tại buổi kiểm tra hiện trường dự án cuối tuần qua, ông Nguyễn Ngọc Đông, Thứ trưởng Giao thông Vận tải đã yêu cầu Ban Quản lý dự án đường sắt phải tổ chức họp về tình hình thực hiện dự án, trong đó yêu cầu Tổng thầu EPC báo cáo chi tiết tất cả hạng mục và thời hạn hoàn thành cụ thể; rà soát nhân lực đang tham gia dự án.
Ông Đông cho biết, Bộ Giao thông sẽ đề nghị Đại sứ quán Trung Quốc hỗ trợ thúc đẩy tiến độ và làm việc với lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn cục 6 Đường sắt Trung Quốc yêu cầu thực hiện theo cam kết và sớm hoàn thành dự án.
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông khởi công từ tháng 10/2009, có tổng mức đầu tư 552,86 triệu USD vào năm 2008. Trong đó, vốn vay Trung Quốc là 419 triệu USD, vốn đối ứng Việt Nam là 133,86 triệu USD. Đến năm 2016, dự án được điều chỉnh tổng mức đầu tư là 868,04 triệu USD (tăng 315,18 triệu USD). Trong đó, phần vốn vay Trung Quốc là 669,62 triệu USD, vốn đối ứng Việt Nam là 198,42 triệu USD. Phần vốn vay Trung Quốc tăng thêm 250 triệu USD so với trước đây. Dự án có chiều dài 13 km, gồm 12 ga đi trên cao. Dự kiến ban đầu đưa vào khai thác tuyến đường sắt năm 2016 nhưng phải điều chỉnh lùi đến năm 2018 mới khai thác thương mại. |
Tuyến đường sắt trên cao, Cát Linh- Hà Đông đã hoàn thành được 90% khối lượng công việc. Dự kiến trong tháng 9/2017 sẽ...