Trong đó, khối lượng nhập khẩu phân đạm URE ước đạt 338.000 tấn với giá trị đạt 85 triệu USD, giảm 21,9% khối lượng và giảm 14,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016; phân SA ước đạt 821.000 tấn, giá trị nhập khẩu 97 triệu USD, tăng 11% về khối lượng và tăng 8,8% về giá trị so với năm 2016.
Lượng phân bón nhập khẩu trong 9 tháng qua chủ yếu vẫn từ Trung Quốc. Ảnh minh họa
Nguồn phân bón nhập khẩu chủ yếu trong 8 tháng đầu năm 2017 đến từ Trung Quốc, chiếm tới 39,3% tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này và tăng hơn 9,8% về khối lượng, tăng 15,5% giá trị so với cùng kỳ năm 2016.
Tương tự, việc nhập khẩu mặt hàng thuốc trừ sâu và nguyên liệu của nước ta vẫn tiếp tục tăng so với cùng kỳ. Theo Bộ NNPTNT, ước giá trị nhập khẩu trong tháng 9.2017 đạt 78 triệu USD, nâng giá trị nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu trong 9 tháng đầu năm 2017 đạt 739 triệu USD, tăng 47,9% so với cùng kỳ năm 2016.
Nguồn nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu trong 8 tháng đầu năm 2017 chủ yếu là từ Trung Quốc, chiếm tới 54,2% tổng giá trị của mặt hàng này.
Một góc dây chuyền sản xuất NPK tại Công ty CP Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao. Ảnh: T.L
Trong 8 tháng đầu năm 2017, giá trị nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu tăng ở hầu hết các thị trường, ngoại trừ thị trường Indonesia và thị trường Nhật Bản (với giá trị giảm lần lượt là 6,4% và 0,3%). Trong đó, 3 thị trường có giá trị nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu tăng mạnh nhất là thị trường Thái Lan (tăng 91,9%), tiếp đến là thị trường Trung Quốc (tăng 60,7%), và thị trường Ấn Độ (tăng 48%) so với cùng kỳ năm 2016.
Thị trường phân bón trong nước ổn định trong tuần qua. Tại các tỉnh Cần Thơ, Kiên Giang và An Giang, giá phân đạm Cà Mau 300.000 đồng/bao; đạm Phú Mỹ 305.000 đồng/bao. DAP xanh (Trung Quốc) 495.000 đồng/bao; các loại phân kali (Israel) giá 380.000 đồng/bao.
Phân Lân Lâm Thao vẫn giữ giá, ở mức 2.600 đồng/kg, lân Văn Điển 2.900 đồng/kg, Supe Lân Lào Cai cũng ở mức 2.600 đồng/kg.