Ngày 13/10, chúng tôi có mặt tại thôn Nhân Lý, xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Nơi đây là một trong 3 thôn bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi lũ tràn về.
Để đi vào thôn, người dân phải dùng thuyền, mủng.
Anh Lê Văn Khang (39 tuổi) ở thôn Nhân Lý kể, trang trại nhà anh rộng hơn 7ha, nuôi 4.000 con gà đẻ trứng; 3.000 con vịt; 60 con lợn (30-40kg). Tuy nhiên, khi lũ tràn về chỉ kịp cứu khoảng 1.000 gà đẻ, hơn 100 con vịt; 20 con lợn, còn lại đều bị chết, trôi đi mất.
Bà Lê Thị Lình cho biết, tối 11/10, nước lũ dâng nhanh khiến nhiều nhà không kịp trở tay. Phần lớn các nhà dân trong thôn đều bị nước vào nhà. Một số nhà cứu được lợn, gà đành phải nuôi ở ngoài hiên nhà.
Do lũ dâng cao nên người dân nuôi lợn, gà ngay tại hiên nhà
Bữa cơm của người dân thôn Nhân Lý tại bờ đê Bùi 1
Giữa dòng nước mênh mông, bà Lê Thị Tại (77 tuổi) đang cố tìm kiếm đồ đạc của gia đình sau lũ lớn tràn về. Bà Tại nói: “Nhà tôi ở khu vực thấp nên khi lũ tràn về đã gần ngập tới nóc nhà. Nhiều gà, lợn và đồ đạc trong nhà đã bị lũ cuốn trôi đi rồi. Hiện tôi đang tìm xem có còn xót lại đồ đạc nào không”.
Người dân chán nản khi nhìn dòng nước mênh mông khắp ngõ xóm
Nhiều người dùng mủng vận chuyển nước sạch về nhà để dùng sinh hoạt
Nước tràn vào bên trong nhà dân khiến nhiều đồ đạc bị hư hại
Nước lũ dâng cao khiến đời sống của nhân dân bị đảo lộn
Nhiều người dân nấu nướng ở ngay gian giữa của ngôi nhà
Một số trẻ em tắm, nghịch nước ở thôn Nhân Lý
Nước lũ dâng cao cũng khiến rác thải ứ đọng, gây ô nhiễm
Trước đó, ông Đỗ Đình Trung, Phó Chủ tịch UBND xã Nam Phương Tiến A cho hay, sáng 12/10, đoạn đê bao Bùi 2(thuộc xã Hoàng Văn Thụ) bị vỡ khoảng 15m. Đê bị vỡ khiến cuộc sống của người dân ở 3 xã Tân Tiến, Hoàng Văn Thụ, Nam Phương Tiến A bị ảnh hưởng. Trong đó, xã Nam Phương Tiến A có khoảng gần 1.000 hộ dân bị ảnh hưởng, với gần 400 nhà ở vùng trũng bị ngập sâu. Thôn Nhân Lý và Nam Hài là hai thôn bị ngập nặng nhất. |
Chi cục trưởng Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội cho biết, vỡ đê ở Chương Mỹ là vỡ có kế hoạch, vỡ...