Tàu hộ tống HMAS Perth Anzac của Hải quân Australia.
"Nếu Australia tiếp tục ủng hộ Mỹ trong việc áp đặt áp lực quân sự, kinh tế và ngoại giao lên Triều Tiên bất chấp nhiều lần cảnh báo của chúng tôi, họ sẽ không thể tránh được thảm họa”, hãng KCNA dẫn cảnh báo ngày 14.10 từ Bộ Ngoại giao Triều Tiên.
Thông báo của Bộ Ngoại giao Triều Tiên đặc biệt lên án việc Ngoại trưởng Australia, Julie Bishop ủng hộ các chính sách của Mỹ, trong chuyến thăm của bà tới ngôi làng Panmunjom vào ngày 11.10 cùng với Bộ trưởng Quốc phòng Australia Marise Payne.
Ngôi làng Panmunjom nằm trong khi phi quân sự giữa biên giới Hàn Quốc và Triều Tiên. Phát hiểu trong cuộc họp báo tại đó, các bộ trưởng Australia đã kêu gọi Bình Nhưỡng từ bỏ thử vũ khí hạt nhân và chương trình tên lửa, trong khi đề nghị cộng đồng ngoại giao tăng cường sức ép với Triều Tiên.
Bình Nhưỡng tin rằng Australia cũng sẵn sàng giúp đỡ Mỹ và các đồng minh khác về mặt quân sự. Với việc Canberra cho phép Mỹ triển khai 1.250 lính thủy đánh bộ tới Darwin vào tháng 4.2017, Triều Tiên cho rằng quân đội Australia đang luyện tập tấn công đổ bộ vào Triều Tiên.
Phản ứng với đe dọa từ Bình Nhưỡng, Bộ trưởng An ninh mạng Australia Dan Tehan ngày 15.10 nói rằng: “Chúng tôi sẽ không run sợ trước người Triều Tiên và chúng tôi tiếp tục tất cả những gì có thể để bảo vệ và hỗ trợ các nước đồng minh”.
Australia hiện đang bắt đầu quá trình trạng bị hệ thống phòng thủ tên lửa cho các hạm đội hải quân để đối phó với tên lửa từ Triều Tiên. Theo chiến lược đóng tàu hiện tại, Canberra đang đầu tư 70 tỷ USD để sản xuất 12 tàu ngầm mới, 12 phương tiện tuần tra xa bờ và 9 tàu hộ tống mới.
Triều Tiên cảnh báo tấn công hạt nhân nhằm vào Australia, nếu nước này tiếp tục ủng hộ Mỹ.