Dân Việt

Có phân Lâm Thao trồng cây “của hiếm” trong rừng: Tưởng khó nhằn mà lại ngon ơ

Thu Hà 23/10/2017 10:38 GMT+7
Anh Lê Mạnh Quy ở xã Quảng Minh, huyện Hải Hà (Quảng Ninh) từng bị mọi người bàn tán là điên, khùng khi liều lĩnh đặt cược tiền tỷ đưa “của hiếm” trong rừng là cây trà hoa vàng về trồng đại trà trên đất đồi nhà mình.

Khởi đầu gian nan

Trước khi “bén duyên” với cây trà hoa vàng, anh Quy từng là chủ 1 doanh nghiệp xây dựng có tiếng, đã từng thi công nhiều công trình khắp mọi miền đất nước. Năm 2013, anh Quy nghe báo đài nói nhiều đến giá trị dược liệu của cây trà hòa và huyện Hải Hà quê anh cũng đang có loại cây này.

img

Mỗi năm anh Quy dùng 20 tấn phân bón NPK Lâm Thao để bón cho vườn dược liệu. Ảnh Thu Hà

“Ngày trước trà hoa vàng sống đầy ở trong rừng sâu, nhưng mấy năm nay đang bị bà con huyện Hải Hà ráo riết săn lùng đào bán sang Trung Quốc nên trở thành “của hiếm”. Trăn trở với loài cây dược liệu quý có nguy cơ bị tận diệt, tôi quyết định bỏ nghề xây dựng về quê mua đất tìm cách trồng, khôi phục lại giống cây dược liệu này”, anh Quy thổ lộ.

Dẫn chúng tôi thăm vườn trà hoa vàng, cây nào cây nấy đều xanh bóng, khỏe mạnh, anh Quy hài hước kể. lúc anh quyết định mua lại 3 ha đất đồi hoang hóa để đầu tư 3 tỷ đồng trồng hoa vàng, vợ anh suýt “nổi đóa”, còn hàng xóm thì ai cũng bảo dở hơi, khùng.

“Mà cũng đúng, lúc đầu đưa trà hoa vàng từ rừng sâu về trồng trên đất đồi nhà, tôi gặp khó khăn trăm bề. Cây quý bạc triệu chết thành củi khô nhiều không kể xiết. Nhiều ngày tôi ăn ngủ bên đồi trà hoa vàng này chỉ để nghĩ cách chăm cây”, anh Quy bộc bạch.

img

Cây trà hoa vàng thường cho thu hoạch sau 2 – 3 năm chăm sóc, thời gian thu hái hoa từ tháng 10 đến tháng 2 (âm lịch) trên địa bàn huyện Ba Chẽ, Quảng Ninh. Ảnh TL.

Bón phân NPK Lâm Thao cho hiệu quả cao

Anh Quy cho biết đây là loài cây khó tính. Ở huyện Hải Hà anh là người đầu tiên thử nghiệm trồng. Theo anh tìm hiểu, hiện chưa có tài liệu nào hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây trà. Tất cả anh phải mày mò tìm ra phương pháp chăm sóc cây tốt nhất.

“Đơn giản như việc bón phân, thời gian đầu tôi còn băn khoăn chưa biết bón loại phân gì cho tốt, rồi thời điểm, liều lượng bón phân ra sao. Tình cờ đến thăm người bạn làm đại lý cho Công ty CP Supe Phốt phát và hóa chất Lâm Thao, được bạn gợi ý dùng phân bón NPK Lâm Thao. Ở quê tôi người dân hay dùng phân này bón cho lúa, rau màu. Đọc hướng dẫn trên bao bì tôi thử bón trên diện tích nhỏ trà hoa vàng. Sau thấy hiệu quả thì tự đúc rút để điều chỉnh cho hợp lý. Đối với từng giai đoạn sinh trưởng của cây mà tôi sẽ sử dụng loại phân Lâm Thao để bón cho hiệu quả. Đơn cử như đối với bón lót, tôi sẽ dùng phân NPK-S 5.10.3-8  của Lâm Thao. Ngoài ra, người trồng cùng phải hiểu đất để bón liều lượng phân bón cho phù hợp, đất xấu thì phải bón nhiều phân bón hơn so với bình thường”, anh Quy thổ lộ.

img

Anh Quy có lợi ích kép từ trồng trà hoa vàng xen lẫn cây hòe.

Theo anh Quy, cây trà hoa vàng vốn sống ở trong rừng sâu và ưa bóng râm. Hiểu cây, cùng với đầu tư cả vài chục tấn phân chuồng cho đất màu mỡ, anh Quy cò trồng cây hòe xen lẫn trà hoa vàng.

Anh Quy phân tích: “Trồng xen này có 2 cái lợi. Cây hòe chịu được nắng nóng, tỏa tán rộng, hấp thu ít chất dinh dưỡng, thích hợp để tạo độ che phủ tốt cho cây trà hoa vàng. Thứ 2 là lợi về thu nhập. Trà hoa vàng phải trồng từ 3 – 4 năm mới cho thu hoạch. Thời gian ấy nếu không tính toán “lấy ngắn nuôi dài” sẽ rất khó khăn. Cây hòe chỉ cần trồng 1 năm là cho thu hoạch. Hiện, 1.800 gốc hòe của gia đình tôi đã cho nhập hơn 200 triệu đồng/năm”.

Đến nay, anh Quy đã đã phát triển quy mô vườn trà hoa vàng lên hơn 10.000 cây giống huyện Hải Hà và hơn 10.000 gốc lấy giống từ huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh). Một số cây trà hòa vàng đã cho thu bói. Dự kiến, sau 1 năm nữa đồi trà hoa vàng của gia đình anh Quy sẽ cho thu hoạch đại trà.

Anh Quy thổ lộ: “Để vườn dược liệu xanh tốt khỏe mạnh mỗi năm tôi dùng đến 20 tấn phân bón NPK Lâm thao để bón lót và bón thúc cho cây. Bên cạnh đó, tôi còn chăn nuôi thêm lợn gà để lấy phần chuồng rồi ủ hoai mục mới bón cho cây”.

Điều đáng nói, vốn xuất thân là dân xây dựng nhưng nhiều năm “dấn thân” vào nghề nông, “nhạc” nào anh Quy cũng nhảy và còn nhảy giỏi. Anh Quy cũng là người đầu tiên thử nghiệm và trồng thành công vườn tùng la hán đẹp mê mẩn ở huyện Hải Hà.

Anh Trần Văn Thành  - Chủ tịch Hội ND xã Quảng Minh cho biết: Hàng năm, Hội ND xã đều phối hợp với các công ty phân bón uy tín trong đó có  Công ty cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao thực hiện cung ứng phân bón và xây dựng các mô hình trình diễn sản xuất trên cây lúa, rau màu cho bà con ND. Phân NPK được bà con sử dụng để bón lúa, bón cây dược liệu, cây rau màu. Hầu hết người dân trong xã đều tin tưởng và ủng hộ chương trình phân bón của Hội ND. Tuy nhiên, cây dược liệu là cây trồng mới, việc triển khai các mô hình trình diễn cây dược liệu vẫn chưa thực hiện nhiều tại các xã. Hầu hết người dân vẫn trồng, chăm sóc, bón phân theo kinh nghiệm của bản thân và truyền tai nhau”.