Theo Business Insider, trên Trái Đất có một vị trí gọi là Point Nemo (tạm dịch theo tiếng Latinh là "không có người") thuộc Thái Bình Dương. Tọa độ chính xác của nó là 48 độ 52,6 phút vĩ độ nam và 123 độ 23,6 phút kinh độ tây. Vị trí này cách các vùng đất liền 1.450 hải lý và là nơi hoàn hảo để chôn vùi những con tàu vũ trụ chết hoặc đang chết, đó là lý do tại sao NASA gọi nơi đây là "nghĩa trang tàu vũ trụ".
Vị trí "nghĩa trang tàu vũ trụ".
"Đó là nơi tốt nhất mà bạn có thể cho mọi thứ rơi xuống mà không đụng đến bất cứ thứ gì", ông Bill Ailor - một kỹ sư về không gian và là chuyên gia lưu thông khí quyển, nói.
Để "chôn" một cái gì đó trong "nghĩa trang" này, các cơ quan không gian phải dành thời gian để điều khiển và kiểm soát nó rơi đúng nơi. Tuy nhiên, vệ tinh nhỏ thường không kết thúc tại Nemo Point. "Sức nóng từ sự cọ xát với không khí sẽ đốt cháy các vệ tinh nhỏ trong quá trình nó rơi về Trái Đất với tốc độ hàng ngàn dặm một giờ. Và kết quả là vệ tinh không còn nữa", Cơ quan Hàng không Vũ trụ Hoa Kỳ giải thích.
Vấn đề là với các vật thể lớn như Tiangong-1 (Thiên Cung 1) nặng 8,5 tấn, trạm không gian đầu tiên của Trung Quốc đã được phóng lên không gian vào tháng 9/2011 rồi sau đó mất kiểm soát từ tháng 3/2016. Dự kiến, trạm không gian này sẽ rơi xuống Trái Đất vào những ngày cuối năm 2017 hoặc đầu năm 2018, nhưng điều đáng lo ngại là không ai biết chính xác nơi nó rơi.
Bill Ailor, một người làm việc cho Tổng Công ty Hàng không Phi lợi nhuận cho biết, công ty của ông không thể đưa ra dự báo nơi Thiên Cung 1 rơi cho đến 5 ngày trước khi nó chính thức vỡ ra và rơi thẳng xuống Trái Đất. Khi nó, hàng trăm mảnh vỡ của trạm không gian như cầu thang bằng titan, thùng nhiên liệu có bọc sợi thủy tinh,... có thể rơi với tốc độ hơn 180 dặm một giờ ngay trước khi đâm vào Mặt Đất.
Một vệ tinh bốc cháy khi rơi về phía Trái Đất vào năm 2008.
Business Insider nhắc lại rằng, do Trung Quốc đã mất quyền kiểm soát Thiên Cung 1 nên không thể đảm bảo rằng trạm không gian này sẽ tan rã và rơi trong phạm vi của Point Nemo. Point Nemo có phạm vi an toàn là 6,6 triệu dặm vuông, trong khi trạm không gian Thiên Cung 1 được cho là sẽ vỡ vụn và trải dài 1.000 dặm.
Không gian bên ngoài hành tinh của chúng ta có rất nhiều rác vũ trụ.
Từ năm 1971 đến giữa năm 2016, các cơ quan vũ trụ trên thế giới đã thả rơi ít nhất 260 con tàu vũ trụ vào khu vực này, trong đó, chỉ tính riêng từ năm 2015 đến 2016 đã là 161. Hiện đang có khoảng 4.000 vệ tinh quay quanh Trái Đất cùng với hàng ngàn hành tinh mà con người chưa nắm rõ, hơn 12.000 vật thể nhân tạo lớn hơn nắm tay do con người tạo ra (bu lông, ốc vít, các loại mảnh vỡ kim loại,...), khiến giới khoa học phải nhiều lần lên tiếng cảnh báo cho sự an toàn hành tinh của chúng ta.
Trên đầu chúng ta là cả một bãi rác vũ trụ do chính con người tạo ra.