Bộ Công Thương cho Uber, Grab hoạt động không phù hợp với cam kết WTO (Ảnh: IT)
Bộ Công Thương vừa có công văn gửi Văn phòng Chính phủ, trong đó có một số góp ý về việc triển khai Kế hoạch thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng.
Theo Bộ Công Thương, cần bổ sung làm rõ những hạn chế của khung pháp lý, năng lực thực thi của các cơ quan có liên quan về thuế, giao dịch điện tử, thương mại điện tử, cạnh tranh và kinh doanh vận tải để quản lý hoạt động này.
Bộ Công Thương cũng cho rằng, cần sửa đổi quy định để xác định doanh nghiệp cung cấp các ứng dụng phần mềm như Grab, Uber chính là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải. Vì Grab, Uber chỉ được coi là đơn vị cung cấp phần mềm thì các doanh nghiệp này sẽ không chịu trách nhiệm về các vấn đề bảo đảm an toàn cho khách và người trên đường, trong khi họ chính là đơn vị thu tiền dịch vụ. Ngoài ra, trường hợp doanh nghiệp cung cấp, quản lý các ứng dụng này là doanh nghiệp ở nước ngoài thì việc cho phép doanh nghiệp đó hoạt động là không phù hợp với cam kết trong WTO.
Cũng theo Bộ Công Thương, với quy định hiện hành, việc cung cấp, quản lý các ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng như Uber, Grab hiện nay phải đáp ứng các quy định về thương mại điện tử. Việc kiểm duyệt và quản lý các ứng dụng trên nhằm đảm bảo quản lý nhà nước và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do các ứng dụng đó cho phép người tiêu dùng trực tiếp thanh toán tiền dịch vụ.
Hiệp hội taxi Hà Nội cho biết, chỉ trong 18 tháng áp dụng thí điểm, số lượng xe hoạt động kiểu Uber, Grab trên toàn quốc đã lên tới hơn 50.000 chiếc (Ảnh: IT)
Bộ Công Thương cho rằng, do chỉ được coi là đơn vị cung cấp phần mềm, các doanh nghiệp Grab, Uber sẽ không chịu trách nhiệm về các vấn đề bảo đảm an toàn cho khách và người trên đường, trong khi họ chính là đơn vị thu tiền dịch vụ. Ngoài ra, trường hợp doanh nghiệp cung cấp, quản lý các ứng dụng này là doanh nghiệp ở nước ngoài thì việc cho phép doanh nghiệp đó hoạt động là không phù hợp với cam kết trong W |
Bộ Công Thương cũng cho rằng, cần nghiên cứu các biện pháp đảm bảo hoạt động bình đẳng giữa loại hình dịch vụ này với dịch vụ vận tải truyền thống. Trong đó, cần đánh giá để tính đến việc dỡ bỏ, giảm thiểu các rào cản hoạt động của các loại hình dịch vụ truyền thống (biện pháp cấm đường).
Tại cuộc họp báo chuyên đề mới đây về việc kê khai, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của các hãng taxi công nghệ Uber và Grab, ông Đặng Duy Khanh -Phó vụ trưởng Vụ Thanh tra của Tổng cục Thuế cho biết: Grab có tổng doanh thu 2014-2016 đạt 1.755 tỷ đồng.
Số thuế Grab kê khai đã nộp khoảng 9,5 tỷ đồng và cũng đã nộp sô tiền gần 2,3 tỷ đồng bị cơ quan thuế truy thu. Grab cũng báo cáo bị lỗ lũy kế 3 năm từ 2014-2017 đang là 938,2 tỷ đồng. Còn Uber, , tổng doanh thu của Uber từ 2014-2016 và 6 tháng đầu 2017 đạt 2.706 tỷ đồng. Uber chủ động kê khai nộp thuế cho cơ quan nhà nước khoảng 76,8 tỷ đồng.
Trước đó, Hiệp hội taxi Hà Nội đã có kiến nghị gửi các cơ quan chức năng cho dừng khẩn cấp kế hoạch thí điểm các loại xe hợp đồng điện tử kiểu Grab hay Uber. Thống kê từ Hiệp hội này, chỉ trong 18 tháng áp dụng thí điểm, số lượng xe hoạt động kiểu Uber, Grab trên toàn quốc đã lên tới hơn 50.000 chiếc, riêng tại Hà Nội xe dưới 9 chỗ là hơn 25.000 chiếc.
Việc này đã phá vỡ quy hoạch, gây ùn tắc giao thông và quá tải trầm trọng. Ngoài ra, Hiệp hội này cũng đưa ra con số ước tính gây thất thoát cho ngân sách Nhà nước do hoạt động của loại hình Uber, Grab với tổng số hơn 50.000 xe, doanh thu 30 triệu đồng/xe/tháng, tổng doanh thu là 1.500 tỷ đồng/tháng. Với mức thuế 4,5% phải thì tổng số thuế phải nộp hàng tháng là 67,5 tỷ đồng.