Lính biên phòng Liên Xô bảo vệ cứ điểm ở khu vực biên giới với Trung Quốc.
Bài viết của tác giả người Nga Dmitry Ershov cho biết, vào đêm ngày 12-13.8.1969, một nhóm binh sĩ Trung Quốc được cho là đã vượt biên giới, tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô và dựng trại ở đỉnh đồi Kamennaya.
Kamennaya được coi là khu vực chiến lược, phóng tầm mắt ra hồ Zhalanashkol và tuyến đường sắt gần đó, nối liền Trung Quốc với Kazakhstan.
Từ cao điểm này, quân Trung Quốc có thể dễ dàng liên lạc về sở chỉ huy ở sâu bên trong lãnh thổ.
Vài ngày trước khi xung đột biên giới nổ ra, lính biên phòng Liên Xô nhận thấy điều bất thường. Quân Trung Quốc tập trung đông đảo hơn bình thường và quan sát lãnh thổ Liên Xô.
Phía Liên Xô cũng có động thái đề phòng như bổ sung thêm 3 đơn vị tuần tra thiết giáp, tăng cường hoạt động tuần tra biên giới.
Quân Trung Quốc hạ trại ở Kamennaya bị nhóm tuần tra Liên Xô do Trung sĩ Mikhail Dulepov phát hiện vào sáng sớm ngày hôm sau.
“Các anh đang xâm phạm biên giới Liên Xô. Hãy lùi lại ngay. Chúng tôi xin cảnh báo", lính biên phòng Liên Xô cảnh báo bằng tiếng Nga và tiếng Trung.
Nhận được tin báo, Đại tá P. Nikitenko lệnh cho thiếu úy V. Puchkov cùng 2 xe thiết giáp đến tập trung ở chân đồi Kamennaya.
Cùng lúc đó, một nhóm 12 binh sĩ Trung Quốc khác bình thản vượt biên giới hướng đến ngọn đồi Kamennaya.
Hai xe thiết giáp do Đại tá P. Nikitenko chỉ huy quay sang chặn đường nhóm binh sĩ Trung Quốc. Trung úy E.Govor yêu cầu họ dừng lại và quay về phía lãnh thổ.
Nhóm lính Trung Quốc tham gia vụ xung đột vùng hồ Zhalanashkol năm 1969.
Nguồn tin của Liên Xô cho biết, người Trung Quốc nổ súng trước, nhằm vào thiếu úy V. Puchkov và các đồng đội.
Giao tranh nổ ra và lính biên phòng Liên Xô nhanh chóng triển khai đội hình thành 3 mũi nhọn, do Đại úy Terebenkov, Trung úy V.Olshevsky và Trung úy E.Govor chỉ huy đối đầu với quân Trung Quốc.
Cuộc đụng độ kéo dài khoảng 65 phút, Liên Xô mất 2 người (binh nhì Vitaly Ryazanov, trung sĩ Mikail Dulepov) và 11 người khác bị thương. Nhóm binh sĩ Trung Quốc cố thủ trên đồi bị tiêu diệt hoàn toàn, chỉ còn chỉ huy và một binh nhì. Liên Xô sau đó thông báo chỉ huy này đã chết trên đường đến bệnh viện bằng trực thăng.
Nhóm binh sĩ Trung Quốc còn lại quay trở về phía lãnh thổ, với những thương vong nhất định.
Một lượng lớn vũ khí, thuốc men, ảnh chụp, máy quay của Trung Quốc được tìm thấy tại hiện trường.
Sau này, một tờ báo Nga mới tìm được binh sĩ Nikolai Aleksandrovich Ebel, người đầu tiên nổ súng đáp trả trong sự kiện ở vùng hồ Zhalanashkol.
“Bạn tôi Vitaly Ryazanov bị trúng đạn và hy sinh ngay loạt đạn đầu. Tôi là người đầu tiên của bên ta nổ súng đáp trả", Ebel kể lại.
Ebel từng bị kiểm điểm vì nổ súng khi chưa có lệnh, nhưng sự việc rồi cũng được bỏ qua . Đến lúc đó, người ta mới biết rằng Ebel không phải là lính biên phòng.
Nhóm binh sĩ Liên Xô được điều đến hỗ trợ ở vùng biên giới khi đó thực chất là lính đặc nhiệm. Họ đổ bộ bằng máy bay vận tải quân sự AN-12, một ngày trước khi cuộc đụng độ xảy ra.
Theo tác giả Dmitry Ershov, cuộc đối đầu biên giới Liên Xô-Trung Quốc vào ngày 13.8.1969 không gây tiếng vang lớn như vụ xảy ra trên đảo Trân Bảo/Damansky.
Sự kiện tại vùng hồ Zhalanashkol năm 1969 là lần cuối cùng Liên Xô xung đột quân sự với Trung Quốc.
Ngày 11.9.1969, phía đoàn Liên Xô có mặt tại Bắc Kinh đã nhất trí về việc ngừng bắn trên toàn bộ khu vực biên giới Liên Xô-Trung Quốc.
Nửa năm sau đó, Liên xô mới truy tặng phần thưởng cao quý cho các chiến sĩ đã có chiến công xuất sắc trong việc bảo vệ biên giới quốc gia.
Trung úy Puchkov được tặng thưởng Huân chương Lenin. Hai chiến sĩ hy sinh và 3 người khác được tặng thưởng Huân chương Cờ Đỏ. Ngoài ra còn nhiều huân huy chương khác cũng được trao để vinh danh những chiến sĩ quả cảm.
Sắc lệnh tặng thưởng huân huy chương cho các chiến sĩ tham gia trận đánh bảo vệ biên giới vùng hồ Zhalanashkol được giữ bí mật, rất ít người biết đến cuộc xung đột này.
Tuy nhiên, nguồn tin của Trung Quốc kể câu chuyện khác. Vào ngày 13.8.1969, nhóm 30 binh sĩ Trung Quốc tuần tra bị lính Liên Xô vượt biên sát hại.
Vì nhiều lý do mà trong một thời gian dài, chính phủ Trung Quốc giấu kín cuộc đụng độ cuối cùng với Liên Xô ở biên giới.
Xung đột biên giới Liên Xô-Trung Quốc từng khiến Mocsow huy động khí tài quân sự mạnh nhất, cùng lời đe dọa dùng vũ khí...