1. Charles Dickens là 1 tiểu thuyết gia vĩ đại trong lịch sử. Tuy nhiên, ông cũng nổi tiếng là người sở hữu rất nhiều thói quen kỳ quặc. Nhiều nhân viên của Dickens đã kể lại rằng, ông là người không thể chịu đựng nổi mái tóc kém gọn gàng và bị ám ảnh vì điều đó. Ông luôn giữ 1 chiếc lược bên mình và chải đầu hàng trăm lần mỗi ngày. Ngoài ra, ông luôn đi đi lại lại trong lúc sáng tác và đọc cho người trợ lý của mình ghi chép lại, đồng thời liên tục thay đổi câu chữ, tình tiết câu chuyện.
2. Thomas Edison là 1 trong những thiên tài khoa học vĩ đại nhất lịch sử nhân loại. Người ta kể lại rằng, để trở thành cộng sự của ông cần trải qua 1 vòng phỏng vấn rất “lạ đời”. Ông sẽ để cho các ứng viên mỗi người 1 bát súp cùng các loại gia vị, đồng thời quan sát cách họ thưởng thức chúng. Những người thêm gia vị vào bát súp trước khi nếm sẽ bị loại ngay lập tức vì ông cho rằng mình không thể làm việc cùng với người có quá nhiều giả định trong đầu. Ngoài ra, Edison là người thiết lập thời gian ngủ cho mình khá đặc biệt với nhiều giấc ngủ ngắn được xen kẽ trong suốt cả ngày. Ông lý giải thói quen này sẽ giúp mình tiết kiệm thời gian ngủ đồng thời có nhiều thời điểm tỉnh táo hơn để làm việc.
3. Nikola Tesla là tác giả của hơn 300 phát minh có giá trị khoa học và đời sống như nam châm điện, radio, động cơ không đồng bộ,… Ông thường xuyên làm việc liên tục từ 3 giờ sáng đến 11 giờ đêm, chính thói quen này khiến Tesla bị suy nhược thần kinh ở tuổi 25. Rất may, sau đó ông đã khôi phục lại tinh thần và tiếp tục lịch trình làm việc liên tục như vậy suốt 38 năm tiếp theo. Tesla là người đàn ông độc thân và làm bạn với chim bồ câu. Ông bị ám ảnh với những người phụ nữ thừa cân và các loại trang sức (đặc biệt là ngọc trai).
4. Albert Einstein thời niên thiếu là 1 đứa trẻ chậm nói vì gặp phải vấn đề về ngôn ngữ. Tuy nhiên, đại thiên tài cho rằng điều đó đã giúp ông có cơ hội để suy nghĩ thêm về những điều tuyệt vời trong cuộc sống như không gian và thời gian. Sự tò mò của ông về thế giới chính là 1 trong những nguyên nhân giúp ông tìm ra thuyết tương đối. Ông cũng nổi tiếng là thiên tài có rất nhiều thói quen kỳ quặc như sẵn sàng ăn 1 con châu chấu đang bò trên mặt đất cũng như hay khóc khi đang khóc.
5. Sigmund Freud là nhà khoa học chuyên nghiên cứu về thần kinh đã đưa ra cách nhìn sâu sắc về tiềm thức con người cũng như giúp các bác sỹ tâm lý thay đổi cách tiếp cận tâm trí con người sao cho hiệu quả. Tuy nhiên, chính ông là người bị nghiện cocaine và nicotine. Mặc dù bị cảnh báo rằng nếu còn liên tục hút xì gà suốt cả ngày sẽ có thể ảnh hưởng đến tính mạng nhưng ông đã bị trầm cảm khi cố gắng bỏ thuốc. Vì thói quen rất tệ hại này mà nhà khoa học đã phải trải qua 33 lần phẫu thuật miệng và hàm để loại bỏ căn bệnh ung thư do nó gây ra.
6. Honore de Balzac là nhà văn vĩ đại người Pháp. Ông thường uống khoảng 50 ly cà phê mỗi ngày và hầu như không hề ngủ khi sáng tác kiệt tác “Tấn trò đời”. Ông đã từng dùng những câu văn rất đẹp để miêu tả về thứ đồ uống yêu thích đến nghiện này của mình: “Cà phê rót vào dạ dày bạn và ngay lập tức tạo nên một chấn động. Các ý tưởng bắt đầu hành quân như tiểu đoàn trong một trận chiến”.
7. Agatha Christie là tác giả của 66 bộ tiểu thuyết trinh thám và 14 bộ truyện ngắn nổi tiếng, nhưng bà không có thói quen làm việc ở bàn làm việc. Trên thực tế, bà chưa bao giờ có một văn phòng thực sự, Christie viết “Murder on the Orient Express” trong 1 phòng ở khách sạn. Quá trình sáng tác của Christie không tuân theo bất kỳ 1 nguyên tắc nào. Bà viết bất cứ khi nào lóe lên ý tưởng có thể ngay tại bàn ăn hoặc trong phòng ngủ.
8. Tiến sĩ Yoshiro Nakamatsu là tác giả của hơn 3.300 sáng chế trong suốt 74 năm cuộc đời. Hầu hết những ý tưởng lớn của ông đều xuất hiện khi ở trạng thái sắp chết đuối. Ông cho rằng khi ở ranh giới của sự sống và cái chết, những ý tưởng tuyệt vời sẽ vụt xuất hiện. Ngoài ra, Nakamatsu thường làm việc trong phòng kín hoàn toàn dát vàng 24K vì cho rằng, môi trường làm việc như vậy sẽ ngăn chặn được sóng vô tuyến và truyền hình ảnh hưởng tới sự sáng tạo.