Việc để mất nước sinh hoạt trên diện rộng đã làm xáo trộn cuộc sống sinh hoạt của người dân cũng như nhiều cơ sở kinh doanh, cơ quan, đơn vị, trường học trên địa bàn. 1 số trường học đã phải tạm thời ngừng nấu ăn cho học sinh bán trú.Giá nước sinh hoạt lên cao vùn vụt tới mức đắt gấp đôi nước sạch đóng bình... dù nước ấy cũng hút từ suối lên.
Công ty cổ phần cấp nước Sơn La chưa xác định được thời gian cấp nước trở lại. Ảnh Văn Chiến
Ông Bùi Đức Đính – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần cấp nước Sơn La, cho biết: Từ năm 2012 đến nay, tình trạng ô nhiễm do nước thải trong quá trình sơ chế cà phê đối với Nhà máy nước thành phố Sơn La ngày càng nghiêm trọng. Hàng năm,cứ vào mùa thu hái và sơ chế cà phê, Nhà máy nước Thành phố Sơn La nhiều lần phải ngừng sản xuất.
"Từ ngày 4.11 đến nay, Nhà máy nước Sơn La đã phải ngừng sản xuất và chưa biết đến khi nào mới hoạt động trở lại, làm ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sinh hoạt của 12.000 hộ khách hàng ở các phường: Chiềng An, Tô Hiệu, Quyết Thắng và xã Chiềng Ngần (TP.Sơn La) do thiếu nước sinh hoạt..." - ông Đính nhấn mạnh.
12.000 hộ dân bi ảnh hưởng đến đời sống do nhà máy cấp nước TP.Sơn La ngừng cấp nước. Ảnh Hoàng Hà
Để sớm khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước và cấp nước trở lại cho người dân, Tỉnh ủy Sơn La đã chỉ đạo: làm rõ trách nhiệm các sở, ngành và huyện, thành phố về việc để tái diễn ô nhiễm nguồn nước đầu nguồn; các sở, ngành tập trung quy hoạch, xác định vùng đầu nguồn nước và tập trung xử lý vi phạm đối với các cơ sở chế biến cà phê trên địa bàn 4 xã: Bon Phặng, Muổi Nọi (Thuận Châu) và Chiềng Đen, Chiềng Cọ (TP. Sơn La); thu hồi đất giáp Nhà máy nước để Công ty cổ phần Cấp nước Sơn La đầu tư xây dựng hồ chứa dự phòng nguồn nước và tiếp tục thu hồi đất để mở rộng diện tích...