Dân Việt

Lạ mà hay: Cả làng vót đũa từ...thân cau, kiếm chục triệu/tháng

Nguyễn Duyên-Lam Khê 14/11/2017 13:30 GMT+7
Hỏi thăm về làng Phúc Trạch, người dân nào ở huyện Hương Khê (Hà Tĩnhh) đều bảo, ở nơi này, cả làng vót đũa từ...thân cau. Nghề này không nặng nhọc và không phải dầm mưa giải nắng nhưng đòi hỏi khéo léo và kiếm cả chục triệu/tháng...

img

Làng Phúc Trạch, Hương Khê không chỉ là vùng quê đặc sản bưởi Phúc Trạch nổi tiếng mà người dân nơi đây còn có một nghề tồn tại hàng chục năm  nayđưa lại thu nhập khá nhờ vót đũa từ thân cau.

img

Điều đặc biệt sản phẩm đũa ở đây chỉ làm từ một loại nguyên liệu thân cau Năng Rưng. Các sản phẩm từ đũa thân cau Năng Rưng cứng không bị cong vênh, có vân khá đẹp, không bị mốc, đũa được làm thủ công hoàn toàn và không sử dụng bất kỳ một hóa chất nào nên rất an toàn cho người sử dụng.

img

Trước đây thân cau Năng Rưng để làm đũa vào rừng lấy, nhưng hiện nay nguồn nguyên liệu tại địa phương ít dần nên phải đặt hàng từ các huyện Hương Sơn hay từ tỉnh Quảng Bình, Nghệ An...

img

Ông Trần Văn Hành (SN 1950) trú tại thôn 3, xã Phúc Trạch cho biết: “Để làm được đũa phải chọn những thân cau Năng Rưng già (từ 5-10 năm tuổi). Những thân cau sau khi được mua về được cưa từng thành đoạn để vót đũa. Để làm ra đũa thành phẩm phải trải qua tới 8 công rất công phu và khéo léo.

img

img

Trung bình mỗi ngày, một người làm được 300 đôi đũa từ thân cau. Hiện nay, giá mỗi đôi đũa thân cau dao động từ 2.000 - 4.000 đồng, tùy từng loại đũa, trừ đi chi phí mỗi lao động thu nhập gần 500 ngàn đồng/ngày.

img

Ông Trần Quốc Khánh - Chủ tịch UBND xã Phúc Trạch nói: “Làng nghề làm đũa từ thân cau Năng Rưng ở đây có từ lâu. Các sản phẩm từ đũa thân cau Năng Rưng rất được người dân trong tỉnh ưa dùng, nhưng hiện nay vẫn chưa đăng ký sở hữu trí tuệ nên thương hiệu đũa này chưa đi được xa”.