Bụi không gian hoàn toàn có thể đem theo bọ ngoài hành tinh đến Trái đất.
Theo công trình nghiên cứu mới nhất đăng trên tạp chí Astrobiology (Anh), bọ ngoài hành tinh lẫn trong bụi không gian chu du trong vũ trụ trước khi xâm nhập vào Trái đất.
Bụi không gian cuốn theo bọ ngoài hành tinh có thể di chuyển với tốc độ 70km/giây trước khi đổ bộ xuống Trái đất.
Những con bọ siêu nhỏ này sau khi xâm nhập vào bầu khí quyển Trái đất thì chúng có thể lơ lửng ở khoảng không cách mặt đất 150km hoặc rơi cùng đám bụi xuống mặt đất, hồ nước.
Nhóm các nhà khoa học cho biết, những con bọ ngoài hành tinh này cũng có thể đã gieo mầm sự sống đến các hành tinh khác trong Hệ Mặt trời.
Một số loại vi khuẩn, thậm chí là sinh vật siêu nhỏ như bọ gấu nước được biết đến với khả năng sống sót trong vũ trụ.
Bọ gấu nước có thể tồn tại hàng trăm năm mà không cần nước, chúng có thể sống sót ở nhiệt độ âm tuyệt đối (-273 độ C) và có khả năng chịu được bức xạ cao gấp 1000 so với các loài khác.
Ảnh minh họa.
Giáo sư Arjun Berera, trưởng nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Edinburgh (Scotland) cho biết "Bụi không gian mang theo bọ ngoài hành tinh chu du khắp nơi trong vũ trụ có thể cung cấp cho nhà khoa học cái nhìn về các dạng sống phù hợp ở nơi mà chúng đến”.
Tuy vậy, nhiều chuyên gia cảnh báo, bọ ngoài hành tinh có thể mang theo mầm bệnh lạ, tàn phá hệ miễn dịch của con người giống như những bộ phim khoa học viễn tưởng của Hollywood.
Vi khuẩn ngoài hành tinh có thể bám vào phi thuyền rồi theo đó xâm nhập vào Trái đất.
Do đó, những mẫu vật lấy từ sao Hỏa và các vệ tinh của sao Mộc, sao Thổ luôn được giới nghiên cứu cảnh giác và cách ly trong phòng thí nghiệm.
Trước đây, các nhà khoa học từng đặt giả thuyết sự sống trên Trái đất đến từ vi khuẩn chứa trong thiên thạch hoặc sao chổi.
Nghiên cứu được Hội đồng Khoa học và Công nghệ Anh tài trợ và mới được đăng tải trên tạp chí khoa học Astrobiology.
Một tỷ phú Mỹ hợp tác với NASA về công nghệ vũ trụ, mới đây đã đưa ra tuyên bố gây sốc về người ngoài hành tinh.