1. Amalie Emmy Noether (Đức, 1882-1935) là nhà khoa học nổi tiếng với những đóng góp cơ bản và đột phá trong lĩnh vực đại số trừu tượng và vật lý lý thuyết. Bà là 1 trong những nhà toán học nữ có nhiều đóng góp nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, vào thời điểm bà đang sống, phụ nữ không được chấp thuận bất kỳ 1 vị trí hàn lâm chính thức nào. Bởi vậy, mặc dù được mời gia nhập khoa Toán ở trường Đại học Göttingen, một trung tâm nghiên cứu toán học nổi tiếng thế giới, bà vẫn vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của của những người thuộc khoa Triết học và phải giảng dạy 4 năm tại đây dưới tên của Giáo sư Hilbert.
2. Emile Borel (Pháp, 1871-1956). Năm 11 tuổi, tài năng toán học vượt trội của Borel đã được bộc lộ. Sau khi chuyển đến Paris sinh sống và học tập, ông đã có nhiều đóng góp lớn cho lý thuyết đo lường và xác suất.
3. William Kingdon Clifford (Anh, 1845-1879) là 1 nhà toán học xuất sắc khi giới thiệu mô hình đại số hình học. 30 tuổi ông kết hôn với tiểu thuyết gia, nhà báo nổi tiếng thời đó, Lucy Clifford. Tuy nhiên do làm việc quá độ, ông đã mất sớm để lại người vợ góa và 2 đứa con nhỏ.
4. Adolphe Quetelet (Bỉ, 1796-1874) là nhà toán học, thiên văn học, nhà tự nhiên học và thống kê học người Bỉ. Ông là 1 trong những người đầu tiên khởi xướng việc nghiên cứu dân số và là người sáng lập của Đài thiên văn Hoàng gia Bỉ. Ông đặc biệt coi trọng việc đưa lý luận thống kê vào việc kiểm chứng các vấn đề khoa học xã hội. Adolphe Quetelet cũng là tác giả của công thức Body Mass Index (BMI), giúp xác định chính xác cân nặng tiêu chuẩn của một người.
5. Mary Somerville (Scotland, 1780-1872) là 1 trong những nhà khoa học nữ nổi tiếng nhất thế kỷ 19. Từ khi còn nhỏ, bà luôn tò mò về trục tung và trục hoành bởi vậy đã tự học đại số và hình học. Tuy nhiên, những nghiên cứu của Mary vấp phải sự ngăn cản của cha bà và dừng lại sau khi bà kết hôn với 1 đại úy hải quân Nga, năm 104. Sau khi chồng bà qua đời, Mary quyết tâm quay lại tiếp tục theo đuổi đam mê toán học. Sau đó bà bắt đầu nghiên cứu và viết những tác phẩm về thiên văn học, vật lý, hóa học và toán học. Những tác phẩm này được nhiều độc giả đón nhận và khen ngợi vì tính ứng dụng cao của nó.
6. Antoine Parent (Pháp, 1666-1716) là nhà khoa học có nhiều nghiên cứu trong các lĩnh vực vật lý, thiên văn học, bản đồ, hình học, hóa học, sinh học và thậm chí cả âm nhạc. Ông là người đưa ra nghiên cứu về sức ảnh hưởng của lực ma sát tới các dầm kết cấu.
7. Thomas Harriot (Anh, khoảng 1560-1621) là 1 nhà thiên văn học, nhà toán học nổi tiếng. Sau khi tốt nghiệp đại học Oxford, ông đã đến châu Mỹ thực hiện 1 chuyến thám hiểm tới đảo Roanoke. Ông đã phát hiện ra các điểm trên mặt trăng và sao Mộc, thậm chí trước cả Galileo. Tuy nhiên, tiếc rằng những phát hiện của Thomas Harriot không được công bố khi ông đang sống, nhiều nhà khoa học sau này đã khám phá ra nhiều điều được cho là Harriot phát hiện và hoàn thành nghiên cứu.
8. Nicole Oresme (Pháp, khoảng 1320-1382) là nhà toán học, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà kinh tế học, chính trị gia và linh mục người Pháp. Ông là một trong những nhà khoa học lớn thời kỳ Trung cổ. Về thiên văn học, Oresme đã ủng hộ cho thuyết nhật tâm trong một tác phẩm của mình, tức là đi ngược lại quan điểm của Aristotle.
9. Robert Grosseteste (Anh, 1170-1253) là nhà khoa học, nhà triết học, nhà thần học. Ông đề xuất một lý thuyết chỉ có thể được xác thực bằng cách kiểm tra các hệ quả của nó với phương pháp thực nghiệm, một sự chệch hướng đáng kể khỏi trường phái triết học Aristotle và là sự khởi đầu phương pháp khoa học phương Tây. Trong các tác phẩm của ông về thiên văn học, Grosseteste khẳng định dải Ngân Hà là sự tập hợp ánh sáng phát ra từ nhiều ngôi sao nhỏ, ở gần nhau.
10. Brahmagupta (Ấn Độ, 598- 670 trước Công Nguyên) là nhà toán học và thiên văn học. Nhưng ông có nhiều đóng góp lớn nhất cho lĩnh vực toán học. Ông là người đầu tiên giải thích về sự tồn tại của số âm, khái niệm bị cho là vô lý vào thời đó. Ông cũng là người chỉ ra rằng, tích của 2 số âm cho kết quả là 1 số dương.