Lựa chọn phân bón cho từng nhóm cây
Theo nghiên cứu của các chuyên gia cây ăn quả, rễ là bộ phận bị mất lực nhiều nhất rồi đến lá, cành sau khi thu hoạch quả. Do vậy, đồng thời với việc bấm cành tỉa tán cây là việc chăm sóc phục hồi bộ rễ. Lân và các dinh dưỡng trung, vi lượng là nhu cầu lớn nhất trong giai đoạn này.
Trong các loại phân bón hiện nay, ngoài phân hữu cơ, chỉ có phân lân nung chảy Văn Điển đáp ứng được nhu cầu trên cho cây trồng: Dinh dưỡng trong phân lân nung chảy Văn Điển có: P2O5 15-19%, MgO 15-18% ,SiO2 24-32%, CaO 28-34%, và nhiều chất vi lượng khác như Fe, Mn, Cu, Zn, Bo, Mo… Phân bón ĐYT NPK 5.10.3 dạng viên (N=5%; P2O5 =10%; K2O=3%; S=2%; MgO=9%; CaO=15%; SiO2=14%; ngoài ra có các chất vi lượng như B, Mn, Zn, Cu, Co… mà các loại phân bón khác không có.
Dùng phân hữu cơ ủ mục và phân lân nung chảy Văn Điển kết hợp bón đa yếu tố NPK 5:10:3, giúp bộ rễ nhanh hồi phục và phát triển. Ảnh: IT
Do đa dạng về giống và chủng loại cây ăn quả nên việc lựa chọn phân bón và chăm sóc chúng giai đoạn nghỉ đông cần được cụ thể cho từng nhóm cây:
- Nhóm cây ra quả đầu cành như nhãn, vải: Cành ra từ mùa thu năm trước là cành mẹ mang quả năm sau. Nếu cành khỏe và bánh tẻ thì vào mùa xuân tới, hoa sẽ nở trên đầu cành. Nếu mùa đông đã ra chồi lá thì mùa xuân không ra hoa. Do vậy những cây này phải được làm cỏ tán cây và bón phân phục hồi dinh dưỡng ngay sau khi thu hoạch vào tháng 8-10, mùa đông không được chăm sóc, bón phân nữa, tốt nhất để cây khô cằn.
- Nhóm cây có múi: Việc điều chỉnh ra hoa dễ hơn, chủ yếu bằng điều tiết tỷ lệ C/N thông qua giải pháp “xiết nước”, nghĩa là sau một thời gian khô hạn, sự sinh trưởng của cây bị chững lại, nếu có mưa hoặc được tưới nước thì cây sẽ ra đợt lộc mới đồng thời ra nụ, ra hoa. Việc chăm sóc phục hồi sau thu hoạch phải được vận dụng cụ thể sát với từng thời vụ thu hoạch.
Giúp bộ rễ nhanh hồi phục và phát triển
Một số ít cây chín sớm, thu hoạch vào tháng 10-11, còn chủ yếu chín vào tháng 12 và tháng 1 năm sau. Đây là thời gian khô rét, hạn chế sinh trưởng của cây. Do vậy cần thu hoạch khi quả vừa chín để giữ sức cho cây, không nên để quả trên cây quá muộn sẽ gây tổn lực quá nhiều cho cây.
Đồng thời với việc làm cỏ cho cây: Cắt tỉa cành tăm tơ, sâu bệnh… cuốc rạch xung quanh tán cây rồi bón phân. Lượng phân bón cho mỗi gốc khoảng 3-5kg phân hữu cơ, 3-5kg phân lân nung chảy Văn Điển và 2-4kg phân đa yếu tố NPK (5:10:3). Tùy tình hình sinh trưởng của cây mà bón lượng nhiều ít, lấp đất và ủ cỏ, rác giữ ấm gốc cây.
Đại diện nhóm cây rụng lá hàng năm như cây na: Sau khi thu hoạch, chỉ nên cắt bỏ cành na bị sâu bệnh, cành vượt, tạo cho cây thông thoáng; không được bón phân hoặc tưới nước. Xung quanh tiết lập xuân, tiến hành đốn cành và tuốt lá, kết hợp bón phân hữu cơ ủ mục và phân lân nung chảy Văn Điển cùng ĐYT NPK 5:10:3.
Nhìn chung mùa đông là mùa “cây khô, lá vàng”, mọi cây trồng đều ngừng hoặc hạn chế sinh trưởng. Việc bón phân cho cây ăn quả giai đoạn này có thể tiến hành trước hoặc sau thời kỳ khô rét tùy thuộc vào loại cây và thời điểm thu hoạch của mỗi cây. Song tốt nhất là dùng phân hữu cơ ủ mục và phân lân nung chảy Văn Điển kết hợp bón đa yếu tố NPK 5:10:3, giúp bộ rễ nhanh hồi phục và phát triển; không chỉ mau hồi sức sau kỳ nuôi quả mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho phân hóa mầm hoa và nuôi quả vụ tới.
Lưu ý:
- Không được tưới nước vào giai đoạn này nhằm khống chế lứa lộc đông hoặc xuân sớm. Chỉ khi xuất hiện nụ, hoa mới tưới và bón phân đón hoa.
- Những cây cam, quýt ít quả, thân lá phát triển mạnh cần phải kìm hãm sinh trưởng để kích thích phân hóa mầm hoa, bằng cách cuốc sâu và phơi khô đất vùng xung quanh gầm tán cây, cách gốc khoảng 0,5 – 1,0m tùy độ rộng tán cây.