Biểu hiện của bệnh tay chân miệng:
Sốt: có thể sốt nhẹ thoáng qua, cũng có thể sốt cao 39 - 40 độ .
Đau họng, chảy nước bọt liên tục.
Biếng ăn hoặc bỏ ăn.
Khó ngủ, quấy khóc, run chi, giật mình nhiều một cách bất thường.
Sang thương da, niêm chủ yếu nằm ở niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối và mông.
Sang thương ở miệng là những vết loét đỏ, đường kính 2 - 3mm trên vòm họng, niêm mạc má, nướu răng, lưỡi.
Sang thương ở da là các bóng nước, có đường kính 2 - 10mm, hình bầu dục, hoặc hơi tròn, nổi cộm hay ẩn dưới da, không đau, khi bóng nước khô để lại vết thâm da.
Các biểu hiện nặng của bệnh:
Triệu chứng thần kinh: Rung giật cơ, bứt rứt, lừ đừ, chới với, yếu chi, co giật, hôn mê.
Triệu chứng của đường hô hấp và tim mạch: thường xuất hiện khi bệnh trở nặng: Mạch nhanh, da nổi bông, tay chân lạnh, thở nhanh hơn bình thường, sùi bọt hồng ở miệng.
Khi trẻ có một trong các biệu hiện này, gia đình cần đưa trẻ đến bệnh viện khám ngay.
Chăm sóc trẻ bệnh tại nhà:
Hạ sốt, giảm đau: Dùng Paracetamol từ 10 đến 15mg /kg cân nặng/ mỗi 4 đến 6 giờ, chỉ sử dụng khi trẻ sốt từ 38 độ trở lên.
Vệ sinh răng miệng bằng cách cho trẻ súc miệng với nước muối pha loãng.
Sử dụng thêm các vitamin C, vitamin PP, vitamin A và kẽm theo toa bác sĩ đế hổ trợ cho các vết loét ở niêm mạc mau lành.
Dùng kháng sinh theo toa Bác sĩ khi có bội nhiễm.
Tái khám mỗi 1-2 ngày, trong 7 ngày đầu của bệnh.
Theo dõi các dấu hiệu nặng: Khi có một trong các triệu chứng sau : sốt cao trên 39 độ, giật mình liên tục , run chi, chới với, quấy khóc, bứt rứt, co giật thì người nhà cần đưa bé vào bệnh viện ngay.
Dinh dưỡng trong bệnh Tay chân miệng:
Trẻ bị bệnh tay chân miệng rất biếng ăn, thậm chí bỏ ăn do các vết loét trong niêm mạc miệng gây đau.
Chọn thức ăn cho trẻ cần đáp ứng các tiêu chí giàu năng lượng - mềm - mịn - mát lạnh nhằm tạo cảm giác dễ chịu khi thức ăn, thức uống đi ngang qua vết loét và giúp trẻ không bị suy dinh dưỡng sau bệnh. Thực phẩm ưu tiên chọn cho trẻ trong giai đoạn này là sữa cao năng lượng dùng thay thế cho bữa ăn (trẻ thường từ chối ăn cháo, cơm do đau miệng) và sữa chua, phô mai, bánh Flan, tàu hủ đường,….dùng trong bữa phụ; cần cho trẻ ăn nhiều bữa tong ngày để tránh tình trạng hạ đường huyết có thể xảy ra.
Tránh dùng những loại muỗng (thìa) có cạnh sắc bén để không làm đau các vết loét ở đầu lưỡi, nướu và môi khi cho trẻ ăn.
Khi hết bệnh (thường là sau 5 – 7 ngày) hãy cho trẻ ăn lại bình thường, không kiêng khem.
Phòng ngừa bệnh tay chân miệng:
Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi tiêu, sau khi thay tả hoặc sau khi tiếp xúc với những vết loét, phân, nước tiểu, nước bọt của trẻ bị bệnh.
Rửa sạch đồ chơi , vật dụng , sàn nhà bằng dung dịch sát khuẩn.
Cách ly trẻ bệnh để tránh tình trạng bệnh lây lan nhanh trong cộng đồng.
Sản phẩm Pedia Plus Gold mới ra đời cũng là tâm huyết của các Chuyên Gia NutiFood dành cho trẻ biếng ăn với sự am hiểu tường tận thể trạng trẻ em Việt Nam. PediaPlus đã được chứng nhận lâm sàng hiệu quả sau 8 tuần giúp bé ăn ngon miệng, hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa và sức đề kháng giúp trẻ phát triển nhanh và tốt hơn về cân nặng và chiều cao. Nay sản phẩm dinh dưỡng nhãn hiệu Pedia Plus Gold – dinh dưỡng đặc chế cho trẻ BIẾNG ĂN, với công thức cải tiến PEDIA PRO+ giúp hỗ trợ sức khỏe tổng thể, kích thích ngon miệng dễ hấp thu, giúp tăng cân tăng chiều cao và hỗ trợ chống táo bón giúp trẻ nhanh chóng bắt kịp đà tăng trưởng.
|
BSCK1. Nguyễn Thị Ngọc Hương- nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng Lâm sàng Trung tâm dinh dưỡng Thành phố Hồ Chí Minh.