Hiệu quả nhất từ sử dụng phân bón
Các vùng đất chua, trũng ở nước ta hiện nay chủ yếu trồng lúa, được hình thành do điều kiện địa hình thấp hoặc hình thành trên nền phù sa phủ trên nền biển cũ. Do ngập nước thời gian dài, đất yếm khí tích lũy lượng hữu cơ cao, sản sinh nhiều chất độc hại như H2S, CH4… làm cho pH thấp < 4, lượng sắt, nhôm di động cao, các chất canxi, magie, silic và các chất vi lượng trong đất thiếu nghiêm trọng.
Hiện nay ngoài biện pháp cải tạo đất là thủy lợi hạ phèn, đưa nước ngọt thau chua, sử dụng phân bón phù hợp được coi là hiệu quả nhất.
Lúa được bón phân Văn Điển rễ phát triển mạnh, cây lúa no đủ dinh dưỡng xuất vụ, năng suất cao và chất lượng gạo tốt. Ảnh: IT
Bón vôi (canxi), vôi có tác dụng khử chua trung hòa các axit như H2S, CH4… nâng cao độ pH thích hợp cho cây lúa phát triển. Tuy nhiên, bón vôi lâu dài sẽ làm xác đất vì vôi kết hợp axit trong đất tạo thành hợp chất CaSO4 kết cứng lại, mặt khác giá thành vôi bón ruộng cao, người nông dân ít có điều kiện tài chính để đầu tư.
Lân supe có lân dễ tiêu 15 - 17% và 22 - 23% CaSO4 (thạch cao), có phản ứng chua do công nghệ sản xuất bằng việc tác động axit vào quặng apatit để chuyển hóa lân tổng số trong quặng thành lân dễ tiêu, lân supe khi bón vào đất gặp nước tan nhanh, cây lúa hút được một phần còn hầu hết bị sắt nhôm giữ chặt làm mất nhanh hiệu lực của lân, lân chỉ phát huy tức thời sau đó hiệu lực giảm sút.
Có hiệu quả 98% trên đồng ruộng
Phân lân nung chảy Văn Điển công thức hóa học 4 (Ca.Mg) OP2O5 + 5(Ca, Mg) OP2O5. SiO2.
Phân lân nung chảy Văn Điển có 12 - 17% P2O5 dễ tiêu, 15 - 18% Mg, 28 - 30% CaO, 24 - 26% SiO2 và 6 chất vi lượng xác định là kẽm, bo, đồng, manga, sắt… Loại phân này mang tính kiềm (pH = 8 - 8,5) không tan trong nước, tan từ từ trong môi trường chua và tan tốt trong dịch chua do dễ cây tiết ra nên tránh được hiện tượng cố định lân trong đất.
Phân lân Văn Điển khử chua ém phèn do hàm lượng vôi chiếm đến 30%, đồng thời còn cung cấp 15 - 18% magie nâng cao hiệu suất công hợp của cây và 24% silic giúp cho cây lúa khỏe, chống lại các đối tượng sâu bệnh hại và cung cấp đầy đủ các chất vi lượng, các chất dinh dưỡng trong phân lân Văn Điển có hiệu quả trên đồng ruộng đến 98%.
Phân đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển sản xuất từ nguyên liệu chính là lân Văn Điển phối hợp với đạm, kali, lưu huỳnh theo tỷ lệ % phù hợp với nhu cầu của cây trồng. ĐYT NPK Văn Điển có nhiều dòng sản phẩm riêng vùng đất chua trũng cho cây lúa có những loại sau: ĐYT NPK 6.11.2 ; ĐYT NPK 5.10.3, ĐYT NPK10.10.5 chuyên dùng bón lót. ĐYT NPK 16.5.17, ĐYT NPK 12.5.10; ĐYT NPK 12.8.12 chuyên dùng bón thúc cho lúa, các dòng sản phẩm này khác biệt với các loại phân NPK khác ở chỗ bên cạnh các yếu tố dinh dưỡng NPK còn có lượng vôi từ 15 - 20% hàm lượng magie từ 6 - 9%, hàm lượng silic từ 10 - 15% và đầy đủ 6 chất vi lượng xác định. Tổng cộng trong một loại phân có 13 yếu tố dinh dưỡng.
Cách sử dụng: Đối với phân lân nung chảy Văn Điển bón lót trước khi sạ hoặc cấy lúa, lượng bón từ 500 - 600 kg/ha. Sử dụng NPK bón lót ĐYT NPK 6.11.2 hoặc ĐYT NPK 5.10.3 thì dùng 400 - 500kg/ha hoặc bón 300 - 400kg/ha với ĐYT NPK 10.10.5. Bón thúc từ 300 - 350kg/ha đối với ĐYT NPK 16.5.17 nếu dùng ĐYT NPK 12.5.10 thì lượng bón là 400 0 - 450kg/ha.