Trong khi tiến hành DĐĐT, cấp thôn có vai trò rất lớn trong việc đo vẽ diện tích ruộng, cũng như được phép tổ chức bốc thăm chọn ruộng. Cũng vì thế, ở nhiều thôn đã xuất hiện “lợi ích nhóm” mà chỉ lãnh đạo thôn được hưởng.
Con mất ruộng, bố thêm vườnChúng tôi về thôn 8, xã An Ninh (huyện Bình Lục, Hà Nam) khi những vụ kiện cáo, lùm sùm xung quanh chủ trương DĐĐT vẫn chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”. Sự việc bắt đầu từ tháng 4.2012 khi thôn 8 triển khai DĐĐT. Theo chỉ đạo, việc DĐĐT phải đưa ra cuộc họp dân, nếu dân nhất trí cao mới làm.
Tuy nhiên, Trưởng thôn Hà Đức Hồng và bà Trần Thị Liễu – Bí thư chi bộ thôn 8 chỉ bàn qua loa, sau đó triển khai DĐĐT ngay. Trong quá trình thực hiện, ông Hồng, bà Liễu đã kê sai số liệu của một số hộ dân, khiến hộ thừa, hộ bị thiếu đất, thậm chí nhiều hộ còn bị đẩy đất ruộng vào đất vườn.
Vợ ông Trần Trọng Dũng (thôn 8, xã An Ninh) phản ánh việc thôn đẩy ruộng về vườn...
Ông Trần Văn Mạnh- một hộ dân ở đây cho hay: “Con tôi là Trần Văn Hồ bị tiểu ban DĐĐT thôn lấy 390m2 ruộng đẩy về vườn, số ruộng còn lại đẩy sang nhà tôi, dẫn đến tôi thừa 562,88m2 đất và HTX đã thu thêm nhà tôi 187.500 đồng tiền sản lượng, thuế. Như vậy, con tôi tự nhiên mất ruộng, còn tôi thì phải đóng thêm thuế”.
Còn hộ ông Trần Trọng Dũng sau DĐĐT có 164m2 bị đẩy vào đất vườn, nhà ông Phạm Quang Thanh cũng bị đẩy 300m2 đất ruộng vào đất ao... Sau khi người dân có đơn phản ánh, xã An Ninh đã đo thí điểm 10 hộ. Kết quả, hộ ông Trần Văn Mạnh thừa 562,88m2; Lê Hữu Tuấn thiếu 654,66m2; Trần Trọng Soát thiếu 15,72m2; Trần Văn Bình thừa 206,98m2...
Về vấn đề trên, ông Hồng cho rằng ông làm theo các quyết định và phương án phê duyệt DĐĐT của UBND huyện Bình Lục. Còn ông Trần Tất Sáu– Chủ tịch UBND xã An Ninh thì cho rằng, đa số các hộ bị đẩy ruộng vào vườn là vì diện tích vườn đến tháng 12.2013 hết hạn sử dụng. Nếu không đẩy ruộng vào vườn thì các hộ sẽ bị thu hồi vườn. Tuy nhiên, theo ông Trần Văn Mạnh, trong DĐĐT chỉ dồn đất ruộng, chứ không dồn đất vườn. Hơn nữa, nếu hết hạn thì huyện phải có quyết định thu hồi, chứ xã không có quyền thu hồi trước hạn.
Ông Hà Trung Kiên- người dân thôn 8 còn cho rằng, ông Hà Đức Hồng lợi dụng chức vụ để thu và khai khống nhiều khoản đóng góp của dân. Cụ thể là thu phí nạo vét kênh mương vượt 52.200 đồng/sào. Với tổng số 1.092 sào, số tiền bị thu khống 57 triệu đồng. Mặt khác, thôn cũng khai khống khối lượng đào đắp, gây thất thoát 18,4 triệu đồng. UBND đã có kết luận ngày 30.10 chỉ rõ thu như vậy là sai quy định, nhưng đến nay ông Hồng vẫn chưa hoàn trả số tiền đã thu.
Dừng DĐĐT vì có quá nhiều tiêu cựcTại thôn Bằng Sở, xã Ninh Sở (Thường Tín, Hà Nội), người dân cũng bức xúc trước những việc làm sai trái của lãnh đạo thôn, xã trong việc DĐĐT, đến độ huyện phải cho dừng DĐĐT để điều tra làm rõ. Chuyện cũng bắt đầu từ việc thôn tự ý cắt xén đất của dân trong quá trình DĐĐT. Ông Vũ Văn Tước và bà Ngô Thị Thừa - 2 trong số những người có đơn phản ánh tiêu cực nói rõ: Trong các ngày 14, 17 và 21.3, ông Nguyễn Văn Vinh – Trưởng thôn Bằng Sở đã tổ chức cuộc họp dân nhằm thống nhất giữ lại khu đất mạ 10.659m2 ở khu đường Ma để làm công trình phúc lợi (bãi xe, bãi vật liệu xây dựng, trường mầm non), vì thế người dân đã đồng ý.
Ông Lưu Văn Phúc cho biết: “Hiện chúng tôi đã cho dừng DĐĐT ở thôn Bằng Sở, đang điều tra làm rõ vụ việc. Quan điểm của huyện là sai phải sửa, người làm sai phải chịu trách nhiệm”.
|
Tuy nhiên, ngày 12.8.2013, tại nhà văn hóa thôn lại niêm yết danh sách những người được chia đất ở khu vực này. Điều đáng nói, những người được chia không có đất canh tác ở đây, mà là những hộ khác. Trong đó, nhiều người là họ hàng của trưởng thôn, lãnh đạo xã, thậm chí Bí thư Đảng ủy xã Ninh Sở cũng có 1 suất.
Theo ông Lưu Văn Phúc – Trưởng phòng Kinh tế huyện Thường Tín, khu đất chân mạ ven đường Ma, theo kế hoạch sẽ để lại làm các công trình phúc lợi như trường mầm non, bãi đỗ xe, bãi tập kết vật liệu. Tuy nhiên, thôn Bằng Sở đã không thực hiện theo đúng kế hoạch mà lại chia đất cho một số cá nhân, trong đó có cả Bí thư Đảng ủy xã, dẫn đến người dân bất bình khiếu kiện. “Hiện chúng tôi đã cho dừng DĐĐT ở thôn Bằng Sở, đang điều tra làm rõ vụ việc”– ông Phúc nói.
Nghiêm trọng hơn ở thôn Trung Lập, xã Tri Trung, huyện Phú Xuyên (Hà Nội) còn xuất hiện tình trạng lãnh đạo thôn đánh tráo ruộng khi DĐĐT. Vụ việc xảy ra khi ông Nguyễn Văn Hân – Bí thư Chi bộ (Trưởng tiểu ban DĐĐT) và ông Lê Tuấn Hiến – Trưởng thôn (Phó Tiểu ban DĐĐT) thôn Trung Lập đã đánh tráo ruộng (xấu) nhà mình cho hộ ông Lê Văn Đãng và bà Nguyễn Thị Nụ trong quá trình DĐĐT. Bức xúc những việc làm sai của lãnh đạo thôn, hộ ông Đãng, bà Nụ cương quyết không nhận ruộng, bỏ hoang cho cỏ mọc đã 2 vụ. Sau khi báo đăng, ông Nguyễn Văn Cương– Phó phòng Kinh tế huyện Phú Xuyên đã kiểm tra và thừa nhận, trong phương án DĐĐT thành phố đã chỉ đạo, nếu người dân không đồng ý phương án 2 thì phải thực hiện theo phương án 1 (tức bốc thăm lần đầu), như vậy Tiểu ban DĐĐT thôn Trung Lập đã làm sai.