Tên lửa đạn đạo liên lục địa của Triều Tiên.
Giáo sư Michael Lammbrau đến từ Đại học Mercyhurst, Mỹ hợp tác cùng các nhà nghiên cứu Taehee Whang và Hyung-min Joo từ ĐH Hàn Quốc và ĐH Yonsei để sản xuất một cỗ máy tự học như vậy. Tỷ lệ dự đoán chính xác ước tính vào khoảng 73,2%.
Giáo sư Lammbrau nói trên tờ Express: "Hầu hết các công việc đã được đội ngũ Hàn Quốc thực hiện và chúng tôi đang cố gắng mở rộng khả năng dự đoán của cỗ máy”.
Cỗ máy tự học có giám sát (SML) hoạt động dựa trên các dữ liệu xuất hiện trước thời điểm Triều Tiên thử tên lửa vài ngày. Cỗ máy sau đó sẽ xử lý thông tin và xây dựng mô hình phân tích.
Theo Giáo sư Lammbrau, dữ liệu được lấy từ tất cả các bản tin mà hãng thông tấn Triều Tiên đăng tải. Bao gồm cả các dữ liệu cũ trải dài từ giai đoạn 1997 đến 2014.
SML sẽ phân loại tài liệu để xử lý, phân tích và, dự báo thời điểm Triều Tiên tiếp tục thử tên lửa. Giáo sư người Mỹ cũng khẳng định, ngôn từ "đao to búa lớn" không phải là yếu tố chính cho thấy một vụ thử tên lửa sắp xảy ra.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Nhóm nghiên cứu đã cho cỗ máy thử dự đoán những lần phóng tên lửa trước đó của Triều Tiên và cho ra kết quả chính xác vào khoảng 70%.
Theo ông Lammbrau, những từ khóa chính được cỗ máy đặc biệt chú ý bao gồm “ngôi sao”, “vệ tinh”, “tôn trọng”, “dịch vụ”, “chủ quyền” và “bảo vệ”.
Bên cạnh đó, những dấu hiệu xuất hiện bên trong nội bộ Triều Tiên cũng có thể là kim chỉ nam về khả năng Bình Nhưỡng thử tên lửa. “Triều Tiên muốn sử dụng các vụ phóng tên lửa để tổ chức ăn mừng, ca ngợi sự hi sinh của người dân trước lệnh cấm vận bủa vây”.
Cuối cùng, Lammbrau nói cỗ máy có thể được dùng để dự doán hành vi của nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Cỗ máy hiện chỉ phân tích được dữ liệu từ tiếng Anh nên các nhà nghiên cứu Mỹ-Hàn muốn mở rộng sang nhiều ngôn ngữ khác để gia tăng khả năng dự đoán chính xác.
Những diễn biến căng thẳng và liên tiếp trên bán đảo Triều Tiên khiến giới cố vấn Bắc Kinh dự đoán chiến tranh ở...