Bớt đổ máu
Có câu “thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu” – việc tập trận thực sự đã giúp các binh sĩ có cơ hội sống sót cao hơn. Theo đó, vào thời kỳ súng hỏa mai, các binh sĩ nếu không phối hợp lên đạn và khai hỏa nhịp nhàng sẽ có nguy cơ bắn nhầm vào đồng đội. Do đó, việc luyện tập nhuẫn nhuyễn các động tác kỹ thuật khiến cho các binh sĩ trở thành 1 khối đồng nhất, tránh những thương vong không đáng có trong quá trình chiến đấu.
Tác động lớn
Vào thời kỳ đầu, súng hỏa mai không chính xác cho lắm. Tuy nhiên, nếu hàng trăm, thậm chí là hàng ngàn khẩu súng khai hỏa 1 lúc, việc này sẽ tác động lên đến tâm lý khiến đối phương hoảng loạn và bị rối loạn đội hình. Các cuộc tập trận thời ấy được sử dụng là nhằm đảm bảo binh sĩ khai hỏa đúng lúc để dành lấy chiến thắng.
Tốc độ bắn nhanh hơn
Trong cuộc chiến, lính hỏa mai hoàn toàn có thể sử dụng tốc độ bắn nhanh để bù đắp lại cho độ chính xác thấp của súng. Việc tập trận giúp các binh sĩ nhuần nhuyễn động tác nạp đạn – vốn mất thời gian và phức tạp. Điều này hoàn toàn hữu ích cho người sử dụng súng, nhất là trong hoàn cảnh đầy áp lực như chiến tranh.
Kỷ luật
Một trong những tác dụng dễ thấy nhất của tập trận là cải thiện kỷ luật – xương sống của 1 đội quân. Thông qua việc diễn tập trên thao trường, các chỉ huy dễ dàng kiểm soát và ra lệnh cho binh lính của mình hơn.
Đội hình
Không chỉ học cách bắn nhanh và hiệu quả hơn, các binh sĩ còn học được cách di chuyển và tập trung theo đội hình. Trên chiến trường “tên bay đạn lạc”, việc 1 đội lính có thể di chuyển linh hoạt về mọi hướng theo lệnh sẽ nâng cao khả năng chiến đấu cũng như giảm thiệt hại sinh lực.
Binh lính chuyên nghiệp hơn
Việc tập trận giúp các binh sĩ tích lũy kinh nghiệm chiến đấu – 1 yếu tố đặc biệt có ích trong những hoàn cảnh đặc biệt. Những người lính được huấn luyện thường xuyên sẽ thiện chiến hơn những người được huấn luyện theo kiểu “bữa đực bữa cái”
Đảm bảo sức khỏe
Không chỉ các bài luyện tập thông thường, các cuộc tập trận cũng góp phần đảm bảo binh sĩ có thể hình, sức mạnh cơ bắp và tinh thần mạnh mẽ, vững vàng để chuẩn bị cho các tình huống chiến đấu thực tế. Điều này thể hiện rõ nhất trong tình huống chiến tranh khi các tân binh, vốn chỉ được huấn luyện cơ bản mà chưa được tập trận kĩ càng do thời gian gấp gáp, thường bị “choáng” khi lần đầu tiên ra trận.
Sự gắn kết giữa các binh sĩ
Trên chiến trường, đồng đội còn hơn anh em ruột thịt – sự gắn kết giữa những người lính trong cùng 1 đơn vị có vai trò quan trọng trong việc tạo dựng tinh thần chiến đấu cho cả đội quân. Việc những người lính có chung 1 mục đích sẽ tạo nên 1 tập thể vững mạnh, mang lại lợi thế cho cả đội quân. Chính vì thế, tập trận không chỉ rèn rũa khả năng của binh sĩ mà còn tạo ra sự gắn kết giữa các cá nhân với nhau, đảm bảo tính thiện chiến và hiệu quả khi chiến đấu.
Cứng nhắc
Tuy nhiên, việc tập trận cũng có những nhược điểm không thể tránh khỏi. Theo đó, binh sĩ khi quá quen với việc tập luyện trên thao trường sẽ bị lúng túng trước những tình huống mới. Lúc này khả năng ứng biến kém lại trở thành 1 nhược điểm chí mạng với cả sĩ quan chỉ huy lẫn binh sĩ.
Kìm hãm sự phát triển
Không thể phủ nhận, đôi lúc việc tập trận khiến cho quá trình làm mới, cải thiện quân đội bị kìm hãm. Lí do các cuộc tập trận đã tạo thành 1 thói quen cho các binh sĩ, khiến họ khó tiếp nhận, chào đón những thay đổi mới như vũ khí, chiến thuật.