Theo Huffington Post, "ngoài việc hiện đại hoá hệ thống hạt nhân từ thời Liên Xô cũ, Nga đang nỗ lực phát triển và triển khai các máy phóng mới”.
“Những nỗ lực này gồm nhiều nâng cấp cho bộ ba hạt nhân chiến lược của Nga là máy bay ném boom tầm xa, tên lửa trên biển và tên lửa mặt đất”.
Moscow được cho là đang phát triển ít nhất hai hệ thống tên lửa liên lục địa mới, một bay ném boom chiến lược siêu thanh và một ngư lôi tự hành có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Một sơ đồ bố trí các phương tiện được phát triển để mang vũ khí hạt nhân của Nga trong thập kỷ vừa qua đăng trên Huffington Post có đề cập đến một phương tiện tự hành dưới nước, hay còn gọi là AUV, với tên mã là Status-6.
Sơ đồ các phương tiện có thể mang vũ khí hạt nhân của Nga được tờ Huffington Post đăng tải
Hình ảnh đồ hoạ do Huffington Post đưa ra khó có thể thấy được AUV này đã được triển khai hay chưa. Tuy nhiên, AUV của Nga, Lầu Năm Góc đặt biệt danh là "Kanyon", có tên đầy đủ là Hệ thống đa nhiệm trên đại dương Status-6, và đã được thử nghiệm ít nhất một lần.
Beacon cho biết, vào 27.11.2016, tình báo Mỹ đã phát hiện Status-6 khi nó được phóng ra từ một tàu ngầm Sarov để thử nghiệm khả năng hoạt động của các công nghệ mới, trích dẫn từ nguồn ẩn danh của Lầu Năm Góc.
Các báo cáo của Nga cho thấy AUV này có thể mang một đầu đạn hạt nhân có sức công phá tương đương 100 triệu tấn thuốc nổ TNT.
Status-6 được xây dựng bởi Phòng Thiết kế Rubin, nhà sản xuất tàu ngầm lớn nhất của Nga. Theo một tài liệu trên truyền hình, AUV này có tầm hoạt động lên đến 6.200 dặm, tốc độ tối đa trên 56 hải lý và có thể lặn sâu 1000 mét dưới mực nước biển, Beacon đưa tin.
Trước đó, bản vẽ hệ thống vũ khí Status-6 cũng đã bất ngờ bị rò rỉ trên sóng truyền hình Nga
"Nó được thiết kế để có thể phóng đi từ ít nhất hai lớp tàu ngầm hạt nhân khác nhau, bao gồm lớp Oscar, những tàu có thể mang theo tối đa 4 AUV Status-6 mỗi lần hoạt động".
Bản dự thảo như một lời khẳng định của Lầu Năm Góc về sự tồn tại của vũ khí mới của Nga. Một minh chứng sống động cho những gì được coi là lợi thế của chương trình vũ khí hạt nhân của Mát-cơ-va: “Sự đa dạng”.
Mỹ đang thực sự lo lắng về việc Nga tiếp tục phát triển "khả năng răn đe hạt nhân ngày càng đa dạng". Nhà Trắng lo ngại Điện Kremlin sẽ sử dụng một vụ tấn công hạt nhân như một cách để tháo gỡ xung đột, đem về lợi thế cho Moscow.