Thực đơn cơm cữ cho bà đẻ 1
- Gà rang Gừng: nguyên liệu chính gồm có thịt gà, gừng, gia vị, tuy nhiên với mẹ đẻ mổ chỉ nên ăn phần thịt trắng, bỏ da để tránh bị ngứa ở phần vết mổ
- Mướp giá xào nạc thăn: nguyên liệu gồm mướp, giá dỗ, thịt nạc thăn, mướp là một thực phẩm rất tốt giúp tăng cường sữa cho các mẹ sau sinh
- Canh thiên lý, rau ngót nấu thịt nạc băm
- Ruốc thịt lợn
- Trứng gà luộc: đây cũng là món ăn các mẹ sinh mổ nên tránh vì nó có thể để lại sẹo lồi mất thẩm mỹ ở vết mổ.
Thực đơn cơm cữ cho bà đẻ 2
- Chim hầm hạt sen, táo đỏ: các bạn có thể dùng chin cút hoặc chim bồ câu, thêm hạt sen, táo đỏ và vài chiếc nấm hương, đây là một món ăn rất bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe giúp an thần ngủ tốt.
- Trứng trộn thịt xay rau củ hấp: rau củ các mẹ có thể tùy biến theo mùa và theo sở thích có thể dùng bí đỏ, cà rốt, khoai tây hoặc khoai môn.
- Củ cải, cà rốt luộc.
Thực đơn cơm cữ cho bà đẻ 3
-Tôm rim: nên chọn tôm đồng và tôm tươi, tôm có tác dụng rất làm co dạ con cho các mẹ sau sinh
- Trứng luộc
- Thịt thăn rim
- Rau thìa là luộc
- Canh củ cải nấu sườn
- Tráng miệng: hồng xiêm
Thực đơn cơm cữ cho bà đẻ 4
- Thịt thăn rim
- Ruốc lợn
- Bí đao luộc
- Canh rau ngót giò sống
- Tráng miệng: lê
Thực đơn cơm cữ cho bà đẻ 5
- Gà rang Nghệ
- Mướp luộc
- Canh rau ngót giò sống
- Ruốc
- Trứng luộc.
- Tráng miệng: dưa lưới
Thực đơn cơm cữ cho bà đẻ 6
- Thịt bò kho gừng
- Đỗ luộc
- Canh rau ngót nấu sườn
- Tráng miệng: táo
Thực đơn cơm cữ cho bà đẻ 7
- Tôm rim
- Giò lụa,
- Ruốc,
- Mướp xào thịt bò,
- Canh rau mồng tơi nấu tôm tươi
Thực đơn cơm cữ cho bà đẻ 8
- Trứng trộn thịt băm cà rốt đậu que hấp
- Canh thiên lý rau ngót nấu giò sống
- Bí đao xào tôm
- Ruốc thịt lợn
- Tráng miệng: na
Thực đơn cơm cữ cho bà đẻ 9
- Tôm rang
- Trứng luộc
- Canh mướp đắng nhồi giò sống
- Thịt thăn rim
- Rau lang luộc
Thực đơn cơm cữ cho bà đẻ 10
-Gà cuộn giò sống đậu quả
- Cà rốt hấp
- Giá luộc
- Canh rau ngót thịt nạc
- Ruốc thịt lợn
Thực đơn cơm cữ cho bà đẻ 11
- Nạc Thăn rim
- Súp lơ xanh hấp
- Trứng gà luộc
- Canh Đu đủ nấu sườn
- Ruốc thịt lợn
- Tráng miệng: na
Thực đơn cơm cữ cho bà đẻ 12
- Thịt lợn băm trộn giò sống sốt cà chua
- Ruốc thịt lợn
- Canh đỗ
- Cà rốt nấu sườn
- Ruốc
Thực đơn cơm cữ cho bà đẻ 13
- Trứng cút bọc giò sống sốt cà chua
- Tôm biển rim
- Bí đao luộc
- Canh rau mồng tơi nấu tôm
Thực đơn cơm cữ cho bà đẻ 14
- Gà rang gừng
- Đỗ luộc
- Ruốc
- Canh ngô ngọt nấu sườn
- Chè sen long nhãn
Thực đơn cơm cữ cho bà đẻ 15
- Chả chìa mật mía
- Trứng luộc
- Su hào xào thịt băm
- Ruốc
- Canh rau ngót thịt băm
Thực đơn cơm cữ cho bà đẻ 16
- Trứng trộn mộc nhĩ nấm hương nhân trứng muối hấp
- Su hào xào nạc băm
- Canh khoai tây cà rốt nấu sườn
Thực đơn cơm cữ cho bà đẻ 17
- Trứng cuộn giò sống hấp rồi chiên sơ
- Mướp giá xào bầu dục
- Canh rau ngót thịt nạc
Thực đơn cơm cữ cho bà đẻ 18
- Nạc thăn dần mềm ướp gia vị mật ong áp chảo
- Trứng luộc
- Đỗ luộc
- Canh rau ngót giò sống
Thực đơn cơm cữ cho bà đẻ 19
- Tôm rim
- Trứng luộc
- Thịt nạc thăn rim
- Rau lang luộc
- Canh mướp đắng nhồi giò sống
Thực đơn cơm cữ cho bà đẻ 20
- Nạc thăn rim
- Ruốc thịt lợn
- Canh rau ngót giò sống
- Bí đao luộc
- Tráng miệng: lê
Thực đơn cơm cữ cho bà đẻ 21
- Thịt bò kho gừng
- Đỗ luộc
- Canh hoa chuối nấu sườn
Thực đơn cơm cữ cho bà đẻ 22
- Chim hầm hạt sen, táo đỏ
- Thịt thăn rim
- Giò lụa
- Đỗ luộc
* Thực đơn bữa sáng cho bà đẻ :
Cháo móng giò.
Bánh đa nấu thịt nạc cà chua
Bánh đa nấu như Phở
* Thực phẩm sau sinh tuyệt đối không nên ăn:
- Thực phẩm sống như tiết canh, nem chua, các món tái....đây là những thực phẩm chưa được nấu chín nên rất dễ nhiễm khuẩn, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ sau sinh cũng như chất lượng sữa mẹ, khi ăn những thực phẩm nhiễm nhuẩn em bé sẽ rất dễ mắc các bệnh về đường ruột, tiêu hóa.
- Thực phẩm để qua đêm, thực phẩm để chung với những nguyên liệu sống: Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo các mẹ sau sinh không nên để thực phẩm qua đêm vì trong quá trình bảo quản thức ăn rất dễ bị nhiểm khuẩn từ môi trường, do vậy các mẹ nên chế biến thực phẩm theo từng bữa và ăn hết trong ngày. Trong khi bảo quản thực phẩm các mẹ cũng nên đóng túi hoặc đóng hộp những thực phẩm chín, không để chung với thực phẩm sống.
- Thực phẩm cay nóng: Sau sinh nếu mẹ ăn đồ cay nóng thì những thực phẩm này có thể thông qua sữa mẹ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa non nớt của bé.
- Thực phẩm nặng mùi, gia vị nặng mùi: Những thực phẩm nặng mùi thông qua sữa mẹ cũng ảnh hưởng đến bé, một số bé có thể bỏ bú, hoặc bú ít nếu sữa mẹ có mùi khác lạ so với bình thường.
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ: dầu mỡ là thực phẩm chứa nhiều calo nhưng giá trị dinh dường lại không nhiều, vừa gây tăng cân cho mẹ, lại có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của bé.
- Thực phẩm chứa caffein: trà hay cà phê là những thực phẩm có chứa caffein, các mẹ nên tránh những loại đồ uống này, vì caffein thông qua sữa mẹ có thể làm trẻ mất ngủ hay bồn chồn, quấy khóc.
- Các chất có chứa cồn như rượu, bia: Nếu mẹ sử dụng các loại chất kích thích có còn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thần kinh của em bé, em bé có thể ngủ li bì, suy nhược hoặc tăng cân bất thường.
Ngoài các loại thực phẩm nêu trên các mẹ cũng không nên kiêng khem quá mức, nên ăn uống đa dạng các nhóm thực phẩm khác nhau để tránh tình trạng chán ăn hay thiếu hụt chất dinh dưỡng. Ăn uống khoa học cùng với một chế độ nghỉ ngơi luyện tập hợp lí sẽ giúp các mẹ sau sinh có một tinh thần thoải mái tránh được trầm cảm và những biểu hiện tâm lí tiêu cực.