Trong những ngày đông giá rét vùng cao, chúng tôi có dịp lên xã Hang Chú, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La tác nghiệp. Khi được tận mắt nhìn và thưởng thức hương vị rượu Hang Chú. Chúng tôi cảm nhận được mùi thơm phức của thóc, mùi hương dịu nhẹ của men lá rừng.
Đó là hương đặc trưng của rượu Hang Chú, đã gắn kết cùng đồng bào dân tộc Mông Sơn La từ bao đời nay.
Xã Hang Chú, huyện Bắc Yên nằm trên đỉnh của nhiều ngọn núi giữa Tây Bắc đại ngàn với 100% là đồng bào dân tộc Mông sinh sống là chủ yếu. Đến với Bắc Yên, du khách sẽ được thưởng thức những đặc sản địa phương và chiêm ngưỡng nhiều nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Mông vùng cao, được lưu giữ từ bao đời nay như: Chè Tà Xùa, táo Sơn tra và rượu Hang Chú.
Trao đổi với PV Dân Việt, bà Mùa Thị Máy cho biết: "Tôi nấu rượu cũng được hơn chục năm rồi, sự độc đáo của loại rượu này là ở hương vị và men lá rừng. Khi nấu rượu, đòi hỏi người nấu phải có đôi bàn tay khéo léo, tỉ mỉ và am hiểu về công thức, nguyên liệu chế biến công phu. Thóc dùng để làm rượu phải được lựa chon kĩ lưỡng, sử dụng thực phẩm sạch, sau đó để ngâm, luộc, ủ chưng cất.
Rượu Hang Chú được người dân chưng cất dân công phu, đã tạo nên riêng biệt của rượu vùng cao.
Không ai biết rõ, rượu Hang Chú có từ bao giờ. Chỉ nghe các già làng kể rằng, loại rượu này trước đây, được người Mông nấu lên để cúng trời đất, tổ tiên vào các dịp quan trọng như: ma chay, lễ Tết, hội làng và chiêu đãi khách quý đến thăm nhà.
Đây được coi là một món đồ uống không thể thiếu đối với đồng bào dân tộc Mông. Rượu Hang Chú gắn liền với các công việc lớn nhỏ, đám cưới, giỗ người đã khuất... của người dân xã Hang Chú nói riêng và đồng bào các dân tộc huyện Bắc Yên nói chung" - bà Máy chia sẻ.
Rượu Hang Chú được đun nấu bằng phương pháp thủ công cổ truyền của đồng bào Mông, thuộc bản Pa Cư Sáng A, xã Hang Chú. Rượu được nấu bằng thóc, men lá cây rừng và nguồn nước tinh khiết của xã Hang Chú. Để có một mẻ rượu ngon, đồng bào Mông phải cần rất nhiều thời gian chờ đợi, ủ trong 1 tháng rồi mới được chưng cất thành rượu.
Người dân đang nếm thử mùi vị của rượu Hang Chú, sau khi chưng cất xong
Cũng theo bà Mùa Thị Máy cho biết thêm: Loại rượu Hang Chú trước khi nấu đã được người dân ngâm thóc thành mộng và chưng ủ cao lương thảo dược. Khi men đã đủ vị thảo dược của núi rừng. Rượu được chưng cách thủy 2 lần, lần đầu tiên đó là khử tạp và lọc cốt.
Sau đó làm lạnh bằng những lá thơm lấy từ rừng với nước suối Hang Chú hòa quyện cùng với nhau tạo nên nét riêng biệt độc đáo của dân tộc Mông. Chỉ có những người ở bản Mông mới có bí quyết làm ra những rọt rượu Hang Chú thơm ngon và êm dịu này thôi.
Được biết, để phát triển nghề truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao thu nhập cho bà con đồng bào dân tộc Mông xã Hang Chú, từ năm 2011, UBND huyện Bắc Yên đã phê duyệt Đề án mô hình trình diễn, phát triển làng nghề, sản xuất kinh doanh rượu Hang Chú. Sau quá trình đầu tư dây chuyền, tập huấn hướng dẫn kỹ thuật, năm 2013, sản phẩm rượu Hang Chú đã được bày bán trên thị trường.
Những nậm rượu Hang Chú được sắp xếp ngăn nắp, chờ đến ngày xuất ra thị trường trong những dịp giáp tết