Chuyến hải trình bằng kayak dài kỉ lục của Oskar.
Oskar Speck nhảy lên thuyền kayak từ Đức năm 1932 và chèo dọc sông Danube với hy vọng định cư ở đảo Síp. Lí do của hành động này là bởi Oskar muốn trốn thoát khỏi sự kìm kẹp của trùm phát xít Hitler và xây dựng một cuộc sống mới ở miền đất hứa. Toàn bộ cơ nghiệp của Oskar đã bị tiêu tán khi nước Đức chìm sâu trong khủng hoảng.
Oskar dự định sẽ chèo thuyền tới đảo Síp vì được hứa hẹn làm công nhân mỏ đồng tại đây. Tuy nhiên, hành trình của Oskar không như đã định. Sau 7 năm chèo thuyền kayak liên tục, anh đã tới đảo Saipan của Australia. Dân trên đảo đã bắt giữ Oskar vì cho rằng đây là gián điệp của phát xít Đức cử tới thám thính.
Chiếc thuyền đầu tiên Oskar sử dụng.
Theo Daily Mail và một số báo phương Tây, tổng cộng Oskar đã bơi thuyền quãng đường hơn 48.000 km, một kỉ lục mà tới nay khó ai có thể phá vỡ. Tuy nhiên, con số này chưa được xác thực và chưa đủ độ tin cậy. Năm 2016, một người phụ nữ Australia tên là Sandy Robson cũng chèo thuyền kayak theo đúng lộ trình của Oskar năm xưa. Bà mất 6 năm để tới quê nhà khi khởi hành từ Đức. Tổng hành trình là hơn 23.000 km.
Trong suốt chặng đường gian khổ qua 10 quốc gia của mình, Oskar từng bị bắn và cướp biển tấn công ở vịnh Ba Tư, gặp gỡ đồng hương ở Ấn Độ, suýt chút nữa bị chặt đầu khi tới Papua New Guinea. Chiếc thuyền kayak của Oskar cũng không được thiết kế để chịu được sóng biển nên có những lúc, ông phải thức 2 ngày liên tục để vượt qua những con sóng dữ.
Oscar ở lại Australia cho tới cuối đời.
Trên chiếc thuyền mang tên Sunnschien, Oskar mang theo số lượng rất hạn chế thịt đóng hộp, socola, pho mát, sữa đặc. Ông chèo dọc sông Danube rồi sông Varda để tới Bulgaria. Khi tới biển Địa Trung Hải, Oskar luôn lo lắng sẽ bị lật thuyền vì ông không biết bơi.
Từ Thổ Nhĩ Kỳ, ông bơi thuyền xuyên đại dương qua đảo Síp và cập cảng vào năm 1933. Tuy nhiên lúc đó, ý nghĩ về việc làm cho một mỏ đồng đã biến mất khỏi đầu Oskar. Ông quyết định tiếp tục chuyến hải trình của mình và đối mặt với thử thách trên đại dương.
Lần duy nhất Oskar đi đường bộ là khi tới Syria. Ông bắt một chiếc xe bus tới sông Euphrate và từ đây tiếp tục đi vào vịnh Ba Tư. Ông có lần bị cảnh sát địa phương bắt giữ và cách duy nhất được thả ra là hối lộ. Có thời điểm, ông bị gió mạnh đánh dạt bờ và khi tỉnh dậy, ông chỉ nhìn thấy toàn cát trắng trên đảo cùng những thi thể đang phân hủy.
Hình ảnh Oskar sau khi được giải cứu tại Indonesia.
Tại Iran, lần đầu tiên trong đời ông bị sốt rét và ông phải nghỉ ngơi trong vài tháng. Oskar cũng phải chờ vài tháng để chiếc thuyền kayak mới được vận chuyển sang từ Đức do chiếc cũ đã bị hư hỏng nặng.
Khi bơi thuyền tới New Guinea, ông được một số bộ lạc chào đón như vị thánh. Dù vậy, một bộ lạc đánh Oskar rất dã man và dọa sẽ chặt đầu ông. Vào thời điểm ông tới được eo biển Torress ở Australia, chiến tranh đã nổ ra ở châu Âu. Oskar bị bắt giữ rồi sau đó được thả ra năm 1946 ở tuổi 39. Oskar làm việc trong một mỏ khai khoáng và qua đời tại Sydney năm 1995 ở tuổi 88.
Ngư dân Salvador Alvarenga, 36 tuổi là người duy nhất trên thế giới sống sót tới 438 ngày sau khi bị lạc giữa đại dương....