Cuộc không vận "Mercy".
Đó là trường hợp của một người đàn ông gốc Việt tên Vance, tìm thấy mẹ của mình sau 43 năm xa cách.
Năm 1975, chiến dịch không vận “Mercy” đã đưa gần 100 em nhỏ từ Việt Nam sang Anh. Đó là thời điểm miền Nam Việt Nam được giải phóng và nhiều người phương Tây rời khỏi Sài Gòn. Trong số này, nhiều người mang theo các em nhỏ Việt Nam làm con nuôi.
Vance được lên máy bay và tới phía bắc Ireland, vương quốc Anh. Ông được gia đình nhà Cyril và Liz McElhinney nuôi dưỡng. Khi rời khỏi Việt Nam, thứ duy nhất trong tay Vance là một bức ảnh nhàu nát với dòng tên bằng tiếng Việt.
Bức ảnh Vance khi còn bé.
Tháng 6.2017, mẹ nuôi của ông mắc bệnh và ông quyết định đã tới lúc cần tìm về nguồn cội của mình. Ông tham gia chương trình “Một nơi là nhà” của đài BBC để mong tìm lại gia đình ở Việt Nam.
Vance nói: “Thời điểm sang Anh, tôi bị suy dinh dưỡng nặng. Nếu tôi không có mặt trên chiếc máy bay đó, không biết số phận của tôi sẽ thế nào”. Trong hơn 40 năm sinh sống ở Anh, Vance luôn tin rằng mẹ ruột của mình đã chết.
Vance cùng bố mẹ nuôi.
Vance kể rằng thời gian sống ở Ireland cũng không thật sự dễ dàng với ông, vì xung quanh hàng xóm đều là dân da trắng. Một cậu bé Việt Nam da vàng, tóc đen lớn lên trong một khu dân cư toàn người “mắt xanh, mũi lõ” khiến Vance nhiều lúc thấy lạc lõng. Năm ông 20 tuổi, Vance rời Ireland tới Anh sinh sống.
Vance nói về bố mẹ nuôi: “Gia đình bố mẹ McElinney đã làm mọi thứ cho tôi. Tôi không thể mong mỏi một gia đình tốt hơn thế”.
Sau khi chương trình phát sóng trên đài BBC, hơn 30 tin nhắn Facebook từ Việt Nam đã gửi sang và nhận Vance là họ hàng. Tuy nhiên, trong số này có một người phụ nữ tự nhận là người thân, đã gửi cho Vance một bức ảnh và nói đó là bố của ông.
Vance cầm tấm ảnh khi còn bé.
Vance thực sự choáng váng khi thấy bức hình bố ruột của mình và ông quyết định bay tới Việt Nam để đoàn tụ với gia đình. Ông tới thành phố biển Quy Nhơn, gặp người phụ nữ nhắn tin cho mình tại một quán café nhỏ ven đường. Quán café này cũng gần trại trẻ mồ côi mà Vance từng bị mẹ ruột gửi lại.
Khi nói chuyện được một lúc, người phụ nữ chỉ vào một người khác già cả đang pha café và nói: “Đó là mẹ của anh”. Bà Lê Thị Anh, 64 tuổi, lau nước mắt khi nhìn thấy con trai và đã chạy tới ôm Vance.
Bà Lê nói rằng không hề muốn bỏ rơi con mình mà chỉ muốn gửi nhờ cô nhi viện chăm sóc trong 2 tuần. Lúc đó, bà Lê sức khỏe yếu do vừa sinh con nên được giữ lại viện còn Vance được gửi vào trại trẻ. Khi quay lại trại mồ côi sau đó 2 tuần, bố mẹ của Vance phát hiện ra con mình không còn ở đó.
Vance bên mẹ ruột.
Vance nói: “Mẹ tôi lấy ra một tấm ảnh, có hình bố, mẹ khi họ còn trẻ. Bức ảnh bố tôi thực sự khiến tôi xúc động. Tôi rất giống ông ấy”.
Anh trai David của Vance, 45 tuổi, nói: “Chúng tôi cảm thấy vui vì Vance tìm được gia đình của mình sau nhiều năm xa cách”. Vance dự định sẽ lập một quỹ từ thiện cho trẻ em khuyết tật ở Việt Nam.
Trò chơi yo-yo dưới bàn tay của cậu bé đã hóa thành một môn nghệ thuật đúng nghĩa.