Dân Việt

Xây ngàn "tòa tháp” từ những tấm lòng bác ái

07/11/2011 11:26 GMT+7
Dân Việt - Tối 6.11 tại Hội trường Học viện Phật giáo Việt Nam (Phù Linh, Sóc Sơn, Hà Nội) đã diễn ra chương trình nghệ thuật, giao lưu với chủ đề “Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc”.

Đạo Phật có câu “Cứu một mạng người bằng xây bẩy tòa tháp”. Cũng từ tính từ bi đó từ bao đời nay Phật giáo vốn đã ăn sâu vào tâm linh mỗi con người Việt Nam. Và hơn hết nó đã ăn sâu trở thành một tín ngưỡng tôn giáo gắn bó với mỗi con người.

Theo biến chuyển của thời gian, những lời răn của Phật đã được những người tu hành đã và đang xã hội hóa và trở thành những việc thiết thực cho cuộc sống, giúp ích cho đời.

img
Các vị cao tăng trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Chào mừng Đại lễ kỷ niệm 30 năm thành lập giáo hội Phật giáo Việt Nam (7.1.1981 – 7.1.2011), tối 6.11 tại Hội trường Học viện Phật giáo Việt Nam (Phù Linh, Sóc Sơn, Hà Nội) đã diễn ra chương trình nghệ thuật, giao lưu với chủ đề “Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc”.

Trong một buổi giao lưu hơn hai tiếng đồng hồ, có lẽ khó có thể kể, chia sẻ hết được những con người âm thầm “tốt đời, đẹp đạo" đó.

Đó là một hành động nhỏ nhoi cho một nghĩa cử lớn khi nhắc đến sư cô Thích Nữ Liên Thanh – trụ trì chùa Long Bửu (Bình Dương) với tấm lòng y đức của mình đã mở phòng khám giúp đỡ hàng nghìn người bệnh có hoàn cảnh khó khăn... Hay người tạo nên chốn “nương thân” của hàng trăm trẻ em mồ côi, nhiễm HIV như sư cô Thích Đàm Lan - trụ trì chùa Bồ Đề (Long Biên, Hà Nội).

img
Dàn đồng ca do các tăng ni phật tử khai mạc đêm giao lưu

Cũng có thể nhắc đến điểm sáng của Phong trào từ thiện xã hội của Phật giáo TP.HCM cũng là nơi nuôi dưỡng trẻ em nhiễm chất độc da cam dioxin nhiều nhất trong cả nước.

Và còn đó rất nhiều tấm lòng nơi chốn Phật pháp từ bi thành tâm hướng về một cuộc sống bình an, ấm no, hạnh phúc… Từ nhưng hành động nhỏ hướng thiện cứu giúp đồng loại chúng sinh. Những sư thầy, sư cô đã và đang “thay đổi” cuộc sống thanh tịnh nơi cửa Phật thành nơi “cứu khổ, cứu nạn” cho nhưng con người khốn khổ, cơ cực.