Qatar là quốc gia nhỏ bé với số dân khoảng 2,7 triệu người.
15 giờ chiều nay ngày 23.1, đội tuyển U23 Việt Nam có trận đấu bán kết giải vô địch U23 châu Á 2018 với U23 Qatar. Đây là đối thủ được đánh giá rất mạnh và là ứng viên cho ngôi vị vô địch. Điều đặc biệt là đối thủ đến từ một nước nằm "trên đỉnh thế giới" về mức độ giàu có.
Theo số liệu của IMF công bố năm 2017, Qatar là quốc gia giàu nhất thế giới với GDP đầu người lên tới 124.927 USD.
Con số này vượt xa các quốc gia vùng Vịnh khác như Kuwait (69.669 USD), Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (68.245 USD) và Ả Rập Saudi (55.263 USD).
Đáng chú ý, mức 124.927 USD chỉ thấp hơn đôi chút so với GDP bình quân đầu người 129.726 USD ghi nhận năm 2016, trước khi Qatar bị 9 quốc gia Ả Rập cô lập kinh tế và ngoại giao.
Qatar hiện vẫn là quốc gia giàu nhất thế giới, vượt xa Mỹ và thậm chí là quốc gia Bắc Âu như Na Uy.
Đáng chú ý, không nơi nào trên Trái đất bạn có thể “ra ngõ gặp tỉ phú, triệu phú” như ở thủ đô Doha, Qatar. Theo số liệu của quỹ tư vấn Boston, hơn 14% dân số ở quốc gia vùng Vịnh bé nhỏ sở hữu ít nhất 1 triệu USD trong tài khoản.
Nếu xét trên quy mô toàn cầu, chỉ 0,9% dân số sở hữu tài sản từ 1 triệu USD trở lên. Nếu chia nhỏ ra số dân, cứ mỗi 100.000 dân Qatar lại có 8 người thuộc giới siêu giàu với tài sản khổng lồ trong ngân hàng.
Qatar những ngày đầu tiên là quốc gia nổi tiếng với nghề đánh bắt cá và mò ngọc trai.
Nhưng điều gì đã khiến đất nước Qatar nhỏ bé, vốn chỉ chuyên đánh bắt cá, trở thành một cường quốc về giàu mỏ chỉ sau 50 năm?
Đất nước Qatar do gia tộc Al-Thani nắm quyền kể từ những năm 1900, khi nước này còn nằm dưới sự cai trị của người Anh. Ngày 17.7.1913, Abdullah Bin Qassim Al-Thani trở thành người cai trị Qatar, theo Business Insider.
Ở thời điểm đó, người dân Qatar chỉ biết đến đánh cá và săn ngọc trai. Hoạt động thương mại này bùng nổ đến giai đoạn 1920 thì chững lại, khiến cho Qatar lại chìm trong nghèo đói.
Năm 1939, mỏ khí đốt được phát hiện ở Dukhan. Quá trình thăm dò khí đốt diễn ra khá chậm vì Thế chiến 2. Đến năm 1951, Qatar sản xuất 46.500 thùng dầu mỗi ngày, tạo lợi nhuận 4,2 triệu USD.
Việc phát hiện các mỏ khí đốt và dầu mỏ gần bờ sau đó nâng tổng sản lượng của Qatar lên 233.000 thùng dầu/ngày.
Nguồn tiền khổng lồ từ xuất khẩu dầu mỏ giúp cho gia tộc Al-Thani bắt đầu những công cuộc hiện đại hóa đầu tiên. Trường học, bệnh viện, nhà máy điện, điện thoại đều lần đầu xuất hiện ở Quatar trong những năm 1950.
Năm 1971, mỏ khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới được phát hiện ngoài khơi Qatar. Lúc đó các sản phẩm xăng dầu vẫn được ưa chuộng nên mỏ khí đốt này chưa được phát triển. Mỏ khí đốt North Field ngày nay được Qatar và Iran cùng khai thác, đưa Qatar trở thành nước có trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn thứ ba thế giới với khoảng 896 nghìn tỉ khối.
Đất nước Qatar chuyển mình mạnh mẽ nhờ mỏ dầu khí khổng lồ.
Năm 1995, vua Qatar Hamad bin Khalifa Al-Thani lên nắm quyền sau cuộc đảo chính lật đổ người họ hàng Khalifa bin Hamad, khi ông này vẫn còn đang ở Thụy Sĩ. Hamad chính là người dẫn dắt đất nước Qatar bước sang thời đại mới.
Hamad đã cho xây dựng căn cứ quân sự Al-Udeid trị giá 1 tỷ USD. Căn cứ này ngày nay là nơi đóng quân lớn nhất của Mỹ trong khu vực, đặt sở chỉ huy Bộ tư lệnh Trung tâm và cơ sở hậu cần của quân đội Mỹ. Quan hệ đối tác với Mỹ đã giúp Qatar đạt mức độ hợp tác chưa từng có tiền lệ.
Trong khi quốc vương trước đó tránh can thiệp vào các vấn đề quốc tế vì sợ làm mất lòng các nước láng giềng quyền lực, thì Hamad lại có lập trường khác. Ông cho rằng sống cam chịu cũng có thể gặp nhiều nguy hiểm.
Cũng trong năm này, quốc vương Hamad cho ra đời Al Jazeera, hãng thông tấn đưa tin 24/24 giờ theo góc nhìn Hồi giáo.
"Al Jazeera đã thể hiện Qatar với một vai trò quan trọng trong khu vực", William Youmans, một chuyên gia truyền thông tại đại học George Washington cho biết. "Điều đó thực sự nhằm đề cao hình ảnh, uy tín và tầm ảnh hưởng của Qatar".
Qatar nổi tiếng là quốc gia có số lượng tỷ phú đông đảo nhất thế giới.
Sau đó, quốc vương Hamad tiếp tục đưa Qatar tiếp cận sâu, rộng với nền kinh tế toàn cầu. Một trong những việc đầu tiên mà Sheikh Hamad làm là đẩy mạnh phát triển mỏ khí đốt North Dome. Lúc này Qatar mới bắt đầu xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng lần đầu tiên.
Ông cho xây dựng những cơ sở hạ tầng lớn nhất thế giới để xử lý nhiên liệu tự nhiên hóa lỏng, mặt hàng đắt giá đang được xuất khẩu tới châu Âu, Nhật Bản và Ấn Độ.
Nhờ dầu mỏ và khí đốt, Qatar đã tích lũy được 170 tỉ USD. Với khoản tiền này, Qatar tiếp tục mở rộng đầu tư. Năm 2003, Qatar thiết lập công ty nhà nước Ủy quyền Đầu tư Qatar (QIA) để điều phối doanh thu từ dầu khí tới các dòng thu nhập khác.
Thông qua QIA, Qatar hiện là quốc gia nắm giữ số lượng bất động sản lớn nhất ở London, Anh. Có thể nói, khoảng thời gian từ năm 2003 đến nay là thời điểm mà hoàng gia Qatar đem tiền đi đầu tư khắp nơi trên thế giới, trong khi vẫn duy trì nguồn thu khổng lồ từ dầu mỏ.
Thủ đô Doha, Qatar nhìn từ trên cao.
Tới năm 2006, 35 năm sau khi phát hiện ra mỏ khí đốt, Qatar đã vượt qua Indonesia, trở thành nhà xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng lớn nhất thế giới. Doanh thu từ dầu và khí đốt chiếm tới 60% GDP của Qatar.
Khoản lợi nhuận chảy vào túi hoàng gia Qatar cũng được trích lại vào các quỹ phúc lợi để duy trì mức sống “giống như thiên đường” cho người dân. Ước tính hoàng gia Qatar hiện có lượng tài sản ở nước ngoài lên tới hơn 320 tỷ USD.
Tuy nhiên một lượng lớn người nước ngoài nhập cư đến Qatar ngày nay khiến cho chế độ phúc lợi ít nhiều bị ảnh hưởng.
Quá trình phát triển của đất nước Qatar nhỏ bé chỉ gói gọn trong 50 năm khiến nhiều người khâm phục. Nếu như trước đây người dân Qatar chủ yếu di chuyển bằng lạc đà thì 50 năm sau, máy bay Boeing 747 trở thành phương tiện quen thuộc.
Fahad al Attiyah, một trong những cố vấn của hoàng gia Qatar cho biết: "Bố tôi đã chuyển từ sống trong lều thành sống ở môi trường đô thị, từ việc di chuyển bằng lạc đà và giờ chúng tôi di chuyển bằng Boeing 747. Điều này thật sự đáng kinh ngạc".
Người dân Qatar nghiễm nhiên được hưởng thụ cuộc sống giàu có, không phải lo nghĩ từ khi sinh ra, bởi tất cả mọi thứ...