Một số tuyên bố gây sốc của cộng đồng Facebook
Trước trận U23 Việt Nam - Qatar, trên Facebook đang xuất hiện nhiều tuyên bố kiểu “sẽ khỏa thân chạy lòng vòng” hay livestream cảnh tự cạo lông, cắt của quý, đốt nhà,... nếu U23 Việt Nam thắng U23 Qatar.
Liên quan tới trào lưu này, PV đã có cuộc trao đổi với chuyên gia tâm lý Lê Văn Thắng - Giám đốc Trung tâm Tư vấn tâm lý 247 để giải mã “động cơ” của giới trẻ cũng như những nhận định về hậu quả có thể xay ra.
Theo ông, mục đích của các Facebooker khi đăng tải các tuyên bố trên là gì?
Đến hiện tại, U23 Việt Nam đã đưa người hâm mộ trải qua nhiều cung bậc cảm xúc từ hồi hộp, lo lắng đến hạnh phúc vỡ òa. Đó là niềm tự hào của dân tộc trước một “sân khấu” lớn của châu lục. Các cổ động viên luôn là những người truyền sức mạnh không thể thiếu cho cầu thủ thi đấu kiên cường, quyết tâm hơn, cách thể hiện cũng có thể rất khác nhau.
Ở góc độ tâm lý thì “một hành vi” sẽ chịu sự chi phối của 6 yếu tố cơ bản: Động cơ, sự tự vệ, thế giới quan, cảm xúc, văn hóa và xã hội.
Đối với trường hợp các bạn trẻ hòa mình vào khi bầu không khí vui mừng chiến thắng bằng cách “khỏa thân”, tôi cho rằng hành vi lúc đó được tạo thành hoàn toàn do yếu tố “cảm xúc” chi phối. Có thể ngay ngày hôm sau họ sẽ hối hận vô cùng về việc làm của mình.
Đối với những hành vi tuyên bố “sẽ khỏa thân chạy lòng vòng” hay “livestream cảnh cạo lông, cắt của quý,...” nếu đội U23 Việt Nam dành chiến thắng, đó cũng là một cách thể hiện tinh thần muốn cổ vũ cho đội tuyển. Tuy nhiên, theo tôi, điều đó là một phần rất nhỏ, ẩn sâu trong đó là yếu tố: “Động cơ cá nhân muốn được nổi tiếng theo trào lưu, thế giới quan, văn hóa, xã hội”.
Chuyên gia tâm lý Lê Văn Thắng - Giám đốc Trung tâm Tư vấn tâm lý 247.
Liệu những tuyên bố đó chỉ là “ảo”, hay hoàn toàn có thể trở thành hiện thực và gây ra những hậu quả khôn lường, thưa ông?
Đối với những tuyên bố đó, cơ bản chúng ta đều biết tỉ lệ trở thành hiện thực là rất nhỏ. Theo tôi, trong suy nghĩ của họ chưa nghĩ tới việc sẽ phải hành động với tuyên bố của mình.
Tuy nhiên, nếu nói tuyên bố trên là “ảo” cũng chưa hẳn đúng, bởi nó hoàn toàn có thể trở thành hiện thực khi đối mặt với cả một cộng đồng mạng xã hội rất lớn. Lúc đó, vì cái tôi, sĩ diện bản thân mà họ phải làm theo những tuyên bố do chính mình phát ra, dẫn tới những tình huống thương tâm xảy ra đáng tiếc.
Ông có lời khuyên hay nhắn nhủ gì với những Facebook nói trên?
Ở góc độ chuyên gia tâm lý, tôi có 3 câu hỏi thay cho lời khuyên của mình: Chúng ta đã suy nghĩ thật kỹ trước những phát ngôn của mình hay chưa? Mình có thật sự vì dân tộc mà làm như vậy hay không? Nếu vì dân tộc mà làm thì với cách thể hiện đó, hình ảnh dân tộc Việt Nam trong mắt châu lục sẽ ra sao?
Trả lời được 3 câu hỏi này, các bạn trẻ yêu nước và là fan hâm mộ của U23 Việt Nam sẽ biết nên hành động như thế nào.
Xin cảm ơn ông!
Lột bỏ quần áo, lấy quấn Quốc kỳ như áo tắm để ăn mừng chiến thắng của đội tuyển U23 Việt Nam, hành động của...