Giá cà phê vẫn chưa thể vượt lên mốc 37.000 đồng/kg
Giá cà phê Robusta giảm 100 đồng/kg
Sau nhiều phiên tăng giảm tuần trước, với số lượng bán ra ngày càng nhiều của nông dân trước Tết, giá cà phê hôm nay vẫn giảm 100 đồng/kg, giá cà phê giao dịch ở mức 36.400 – 36.800 đồng. Đây là mức giá đã duy trì liên tục nhiều tuần qua sau nhiều phiên tăng, giảm. Nhưng vẫn chưa vượt qua được mốc 37.000 đồng/kg.
Kết thúc phiên giao dịch, trên sàn ICE Europe – London, giá cà phê Robusta giảm ở tất cả các kì hạn. Kỳ hạn giao ngay tháng 3/2018 giảm 5 USD, còn 1.764 USD/tấn, trong khi kỳ hạn giao tháng 5/2018 giảm thêm 7 USD, còn 1.745 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 7/2018 giảm 7 USD, còn 1.779 USD/tấn. Trên sàn ICE US – New York, giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 3/2018 giảm thêm 1 cent, còn 120,4 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 5/2018 giảm thêm 1 cent, còn 122,75 cent/lb.
Giá tiêu có nhiều dấu hiệu khởi sắc vào thời điểm cận Tết
Giá tiêu có nơi giảm tới 3000 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay 5/1 hôm nay bất ngờ giảm phổ biến 1.000 – 2.000 đồng/kg tại một số huyện thuộc tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước và Đồng Nai. Huyện Chư Sê (Gia Lai) thậm chí ghi nhận giá tiêu hôm nay giảm tới 3.000 đồng/kg. So với đáy kỷ lục, giá hồ tiêu hiện vẫn giữ được mức tăng cao hơn khoảng 2.000 – 4.000 đồng/kg.
Hiện nay, nông dân các tỉnh Tây Nguyên đang tiến hành thu hoạch hồ tiêu. Tuy nhiên, do thời tiết những năm gần đây biến đổi thất thường khiến sản lượng hồ tiêu sụt giảm.
Trong khi đó trên thế giới, sau những yêu cầu từ phía Hiệp hội những người trồng hạt tiêu để kiểm soát tình hình nhập khẩu hạt tiêu đen, Liên đoàn Bộ Thương mại đã yêu cầu chính phủ Sri Lanka triển khai kiểm soát gắt gao việc ban hành chứng nhận xuất xứ cho hạt tiêu theo các thỏa thuận thương mại. Theo thông tin, chính phủ Sri Lanka đã thông báo đến Ấn độ rằng Hải quan Sri Lanka, Bộ các ngành cơ bản Sri Lanka và Cơ quan Kiểm dịch Quốc gia Kanka đã ban hành một quy trình mới với mục tiêu ngăn các nhà xuất khẩu nhận chứng nhận xuất xứ theo thỏa thuận SAFTA (Khu vực Thương mại tự do Nam Á) hoặc ISLFTA (Thỏa thuận thương mại tự do Ấn Độ – Sri Lanka) cho các lô hàng hạt tiêu đen từ nước thứ ba đến Ấn Độ.
Đồng thời, hội đồng trung ương hải quan đã được yêu cầu ban hành các hướng dẫn phù hợp để các nhà chức trách tại địa bàn kiểm tra nghiêm ngặt việc cấp chứng nhận xuất xứ liên quan đến nhập khẩu hạt tiêu vào Ấn Độ theo ISLFTA và SAFTA để đảm bảo không xảy ra nhập khẩu bất hợp pháp thông qua Sri Lanka. Cơ quan An toàn thực phẩm và Tiêu chuẩn chất lượng của Ấn Độ đã được yêu cầu tăng cường kiểm tra chất lượng các lô hàng hạt tiêu nhập khẩu để kiểm tra vấn đề có khả năng hạt tiêu Việt Nam nhập khẩu vào Ấn Độ có hàm lượng thuốc BVTV cao.