Vào những ngày này, phố Hàng Mã (Hà Nội) rất đông người đến mua sắm đồ để chuẩn bị cúng ông Công, ông Táo (23 tháng Chạp).
Các lễ vật trong ngày 23 tháng chạp bao gồm mũ ông Táo, mũ bà Táo, các bộ quần áo và những đôi giầy.
Theo truyền thống, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình.
Cúng ông Táo và Tết Nguyên đán là một trong những dịp buôn bán sôi động nhất của các tiểu thương trên phố Hàng Mã. Năm nay bộ đồ lễ ông Công, ông Táo bao gồm mũ và giầy giá cỡ to 90.000 đồng, cỡ vừa 100.000 đồng. Theo các tiểu thương ở Hàng Mã, năm nay lượng hàng bán ra không nhộn nhịp như các năm.
Chị Thanh Hương (Cầu Giấy - Hà Nội) chia sẻ, năm nay để tiết kiệm chi phí, chị không sắm nhiều đồ lễ trong ngày 23 tháng Chạp. "Quan trọng là cái tâm của mình thôi. Mua nhiều vừa lãng phí, khi đốt lại còn gây ô nhiễm môi trường", chị Hương chia sẻ.
Một em bé theo mẹ đi mua đồ lễ.
Một gia đình mùa nhiều phải thuê cả xe máy để chở đồ cúng ông Công ông Táo.
Các loại hoa quả, bánh chưng làm bằng xốp cũng được bày bán ở Hàng Mã.
Theo tìm hiểu, những đồ hàng mã phục vụ Tết ông Táo năm nay chủ yếu được lấy từ làng Đông Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh) và Văn Hội (Thường Tín, Hà Nội).
Nhiều du khách nước ngoài thích thú khi chứng kiến cảnh nhộn nhịp của phố Hàng Mã những ngày này.
Cũng theo ghi nhận của Dân Việt. hôm nay có nhiều gia đình đã tranh thủ cúng ông Công ông Táo, hóa vàng mã trước một ngày.
Và để tránh "tắc đường" vào ngày mai, nhiều người cũng đã bắt đầu đi thả cá chép.