Dân Việt

Người Rục Việt Nam lọt top 10 bộ lạc bí ẩn nhất thế giới

27/01/2013 06:53 GMT+7
Ngoài người Rục sống ở tỉnh Quảng Bình, thế giới còn tồn tại nhiều bộ tộc sống tách biệt với văn minh hiện đại như người Surma ở Ethiopia, các bộ lạc bí ẩn ở Amazon.

Người Rục, Việt Nam

Theo Wikipedia, người Chứt (còn gọi là người Rục) là một dân tộc ít người sinh sống tại LàovàViệt Nam. Tộc người Rục được một tiểu đội công anQuảng Bình phát hiện vào ngày12/8/1959trong hang sâu tại vùng hang động Phong Nha - Kẻ Bàngthuộc xã Thượng Hóa huyện Minh Hóa (Quảng Bình) gồm 11 hộ với 34 người. Năm 1960, bộ đội biên phòng và chính quyền địa phương tỉnh Quảng Bình bắt đầu vận động người Rục rời hang đá ra sống định canh, định cư.

img
 

Người Rục quen ở hang sâu, săn bắt, hái lượm, nhưng họ cũng có một cuộc sống tinh thần phong phú với những nhạc cụ núi rừng như đàn trơ bon, đàn môi, sáo dọc và làn điệu cà lưm cà lềnh. Trong hơn 40 năm, người Rục đã làm một cuộc hành trình về với cộng đồng. Đến cuối năm 2006, nhân khẩu đã lên đến 414 người và được phân bố trong bốn bản Phú Minh, Ón, Yên Hợp và Mò O - Ồ Ồ thuộc xã Thượng Hóa, ở xen với các tộc như Sách, Mày, Kinh. Số liệu năm 2009 số lượng nhân khẩu có khoảng 600 người.

Bộ lạc Surma

img

Bộ lạc Surma ở Ethiopia sống tách rời với thế giới văn minh trong nhiều thế kỷ qua. Đây là những thổ dân nổi tiếng với phong tục tạo chiếc môi rộng và không thích bị người lạ quấy rầy. Người Surma sống theo nhóm hàng trăm người và kiếm sống bằng việc nuôi gia súc. Trong thời kỳ thực dân và Chiến tranh thế giới, họ thường xuyên phải chiến đấu với kẻ thù để bảo vệ sự tồn vong cho bộ tộc. Những người phương Tây đầu tiên trò chuyện với bộ lạc Surma là một nhóm bác sĩ người Nga trong những năm 1980. Mặc dù là bộ lạc ít tiếp xúc với văn minh hiện đại, nhưng người Surma ngày nay biết cách dùng súng Ak-47 để bảo vệ các đàn gia súc.

Bộ lạc ở Peru

img

Trong khi đi qua những khu rừng rậm ở Peru, một nhóm du khách bất ngờ phát hiện các thành viên của một bộ lạc bí ẩn. Các thổ dân đã cố gắng trò chuyện với du khách, nhưng vì họ không biết cả tiếng Tây Ban Nha lẫn tiếng Anh, nên sau đó rời đi và bỏ lại nhóm du khách tò mò.

Chính quyền Peru cho hay, khi kiểm tra video do nhóm du khách quay được, họ phát hiện đó thành viên của một trong những bộ lạc chưa từng xuất hiện trong từ điển nhân chủng học. Mặc dù biết về sự tồn tại của họ và mất nhiều năm để tìm kiếm, nhưng nỗ lực của các nhà khoa học không thành công. May thay, nhờ sự phát hiện tình cờ của nhóm du khách, thế giới mới biết đến bộ lạc kỳ lạ trên.

Thổ dân Brazil bí ẩn

img

Tạp chí Slate gọi đây là người đàn ông bí ẩn nhất hành tinh. Có hành tung thoắt ẩn thoắt hiện như quái vật chân lớn bí ẩn, người đàn ông sống ở khu rừng Amazon này luôn biến mất khi các nhà khoa học dường như sắp tìm ra. Các nhà khoa học cho rằng, ông là người còn sống duy nhất của một bộ lạc ở Amazon sống tách biệt với thế giới. Người đàn ông này là người duy nhất trên thế giới vẫn giữ được những phong tục và ngôn ngữ bộ tộc. Việc liên lạc với ông ta khó như mò kim đáy biển, nhất là về việc ông ta sống như thế nào trong hàng thập niên qua.

Bộ lạc Jackson Whites

img

Trong những năm 1700, người thực dân châu Âu đã chiếm đóng khu vực bờ biển phía đông Bắc Mỹ. Vào thời điểm đó, mọi bộ lạc ở khu vực giữa Thái Bình Dương và sông Mississippi được thêm vào danh mục những bộ tộc đã đựơc xác định, trừ một bộ tộc bí ẩn. Trong những năm 1790, một bộ tộc châu Mỹ bản địa chưa từng đươc biết đến rời khỏi rừng chỉ cách thành phố New York 56 km. Bằng cách nào đó, họ tránh được sự tiếp xúc với người di cư châu Âu, bất chấp ở đây xảy ra những trận chiến lớn nhất của 2 cuộc chiến là chiến tranh 7 năm và chiến tranh Cách mạng Mỹ. Họ được gọi là bộ lạc Jackson Whites, vì có màu da sáng và được cho là hậu duệ của của người Jacks (người Anh).

Những người Mỹ bản địa cuối cùng

img

Năm 1911, bị đe dọa bởi người di cư, nên người Mỹ bản địa cuối cùng rời khỏi những cánh rừng ở California, trong trang phục bộ lạc truyền thống và khiến cảnh sát bỡ ngỡ. Tên của ông là Ishi và thành viên của bộ lạc Yahia. Cảnh sát sau đó thẩm và biết rằng Ishi là người còn sống duy nhất trong một cuộc tấn công của những người di cư 3 năm trước đó. Sau khi đấu tranh và sinh tồn, ông quyết định liên lạc với người ngoài bộ lạc để nhờ giúp đỡ. Các nhà nhiên cứu ở Đại học Berkeley sau đó tiếp xúc với Ishi. Nhờ đó, người thổ dân đã kể với họ những bí mật bộ lạc và chỉ cho họ nhiều kỹ năng sinh tồn trong rừng từ lâu bị lãng quên.

Các bộ lạc ở Amazon

img

Chính phủ Brazil đang cố gắng tìm ra còn bao nhiêu người sống trong vùng đất hẻo lánh ở Amazon để kiểm soát dân số. Máy bay điều tra thường xuyên bay trên các cánh rừng rậm với những thiết bị chụp ảnh để phát hiện và đếm số lượng thổ dân. Những chuyến bay liên tục này đã mang lại kết quả khả quan và đáng kinh ngạc. Năm 2007, một máy bay bất ngờ bị mũi tên bắn lên từ phía dưới đất bởi thành viên của một bộ lạc bí ẩn. Sau đó vào năm 2011, hình ảnh vệ tinh cho thấy những đốm nhỏ kỳ lạ ở một góc của khu rừng mà chưa ai nghĩ rằng có người ở. Sau đó, các nhà điều tra phát hiện một bộ tộc hoàn toàn mới.

Những bộ lạc bí ẩn ở New Guinea

img

Ở một số nơi tại New Guinea, có khả năng tồn tại hàng chục ngôn ngữ, văn hóa và phong tục bộ lạc chưa từng biết đến với người hiện đại. Tuy nhiên, do khu vực này có địa hình hiểm trở và nỗi sợ về các bộ tộc ăn thịt người, nên có rất ít người dám đến đây khám phá. Nhiều cuộc thám hiểm khởi hành với mục đích theo dấu chân họ sau đó đều bị cắt ngắn và cuối cùng là hủy bỏ. Ví dụ vào năm 1961, nhà thám hiểm Michael Rockefeller thực hiện chuyến đi với ý định tìm ra những bộ lạc mất tích. Rockefeller, một người Mỹ được thừa kế số tiền khổng lồ, sau đó bị tách ra khỏi đoàn thám hiểm và được cho là bị thổ dân bắt và ăn thịt.

Bộ lạc Pintupi Nine

img

Năm 1984, một nhóm thổ dân bí ẩn được phát hiện gần một khu dân cư ở Tây Australia. Sau khi rời đi, nhóm người Pintupi Nine (được đặt tên sau này) được một người địa phương liên lạc lại. Người này dụ dỗ nhóm thổ dân rằng có một nơi nước chảy ra từ ống và có nguồn thực phẩm dồi dào. Sau đó, hầu hết quyết định ở lại thị trấn. Một trong số các thổ dân đó là Yari Yari, người đã quay trở lại sa mạc Gibson và vẫn sống đến tận ngày nay.

Bộ lạc Sentinelese

img

Sentinelese là một bộc lạc gồm khoảng 250 người sống ở đảo Bắc Sentinel, nằm giữa Ấn Độ và Thái Lan. Thế giới chưa biết nhiều về bộ tộc này, vì họ không mấy thân thiện và thường chào đón khách lạ bằng mưa mũi tên. Một vài cuộc gặp gỡ hòa bình giữa người Sentinelese và các nhà khoa học vào cuối năm 1960 tiết lộ một phần về văn hóa của bộ lạc này. Họ thường tận dụng cây dừa để làm thức ăn, săn bắn lợn rừng bằng cung. Tuy nhiên họ sau đó đem chôn chúng mà không ăn thịt. Bộ tộc này cũng được đồn là có khả năng sống sót trong những thảm họa tự nhiên lớn. Ví dụ họ thoát khỏi sự tàn phá khủng khiếp trong trận sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004, vốn làm hàng nghìn người thiệt mạng tại Indonesia và Sri Lanka.

Theo Infonet