Chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 Su-57 của Nga (trước đây gọi là T-50).
Theo Popular Mechanic, video xuất hiện trên mạng xã hội cho thấy Nga đưa 2 chiếc Su-57 đến căn cứ Khmeimim ở Syria, khẳng định sức mạnh không quân Nga ở khu vực Trung Đông.
Sự xuất hiện của Su-57 được cho là nhằm giúp các chiến đấu cơ mạnh nhất từ trước đến nay của Nga có cơ hội “thử lửa” trong điều kiện tác chiến thực tế.
Chiếc Su-57 là mẫu tiêm kích tàng hình thế hệ 5 của Nga, tương xứng với F-22 Raptor hay F-35 Joint Strike Fighter của Mỹ. Chiến đấu cơ thế hệ 5 là sự kết hợp giữa năng lực tàng hình, động cơ mạnh mẽ và khả năng vận hành, radar vượt trội.
Nga lần đầu thử nghiệm Su-57 vào năm 2010 và chiếc tiêm kích này được cho là gặp nhiều trục trặc. 8 năm sau, Nga mới chỉ sản xuất 10 mẫu Su-57 đầu tiên và hai trong số này đã xuất hiện ở Syria.
Tiêm kích F-22 Mỹ thể hiện vị thế vượt trội trên bầu trời Syria.
Nhưng vì sao Nga lại đưa Su-57 đến Syria, trong môi trường tác chiến vốn không cần các chiến đấu cơ giao chiến trên không?
Chuyên gia quân sự Kyle Mizokami nhận định, Nga coi Syria là nơi phù hợp để thử nghiệm các khí tài quân sự mới nhất, bao gồm xe tăng T-90, hệ thống phòng không Pantsir và xe bọc thép chống mìn Typhoon.
Không quân Nga cũng có cơ hội kiểm nghiệm khả năng chiến đấu của Su-57, cách máy bay này nhận biết mục tiêu trên không và dưới mặt đất và khả năng duy trì phi đội máy bay ở cách xa lãnh thổ Nga hàng ngàn km.
Một lý do khác khiến Su-57 phải xuất hiện ở Syria chính là tiêm kích F-22 của Mỹ. Không quân Mỹ đã sử dụng F-22 cho mục đích chống khủng bố từ nhiều tháng qua.
F-22 âm thầm nhận dạng máy bay và hệ thống phòng không Nga trong khi vẫn yểm trợ phe nổi dậy dưới mặt đất. Nga có thể cũng muốn làm điều tương tự, khẳng định rằng mình có chiến đấu cơ thế hệ 5 sánh ngang Mỹ trong khu vực.
Xe bọc thép Typhoon là một trong những khí tài quân sự mới nhất Nga đưa đến Syria.
Cuối năm 2017, tiêm kích F-22 Mỹ từng đụng độ và phóng pháo sáng gần hai chiến đấu cơ Su-25. Nga sau đó điều chiếc Su-35 đến can thiệp nhưng mẫu máy bay này không có khả năng tàng hình và không phải chiến đấu cơ thế hệ 5.
Nhiều khả năng Su-57 sẽ thay thế Su-35 trong vai trò yểm trợ và bảo vệ máy bay Nga tham gia chiến đấu ở Syria. Kịch bản Su-57 vờn nhau với F-22 Mỹ là điều hoàn toàn có thể xảy ra trong tương lai.
Ngược lại, sự xuất hiện của Su-57 ở Syria không phải là không đem đến rủi ro cho Nga. Tháng 12.2017, một nhóm phiến quân dùng máy bay không người lái tấn công căn cứ không quân Khmeimim và quân cảng Tartus của Nga.
Một tháng trước, đợt pháo kích của phe nổi dậy còn phá hủy một chiến đấu cơ Su-24, hai chiếc Su-35 và một máy bay cảnh báo sớm A-50U của Nga ở Khmeimim.
Có thể nói, quyết định điều Su-57 sang tham chiến ở Syria là một sự liều lĩnh cần thiết vì nó thể hiện quyết tâm của Nga, trong việc sử dụng những vũ khí tối tân bậc nhất nhằm tiêu diệt, quét sạch các nhóm khủng bố và phiến quân dưới mặt đất.
Quan chức và chuyên gia quân sự phương Tây bác bỏ khả năng hệ thống phòng không S-400 tối tân của Nga có năng lực bắn...