Dân Việt

N.Humate Cà Mau: Phân bón đặc hiệu cho cây ớt

Thanh Hải 02/03/2018 11:29 GMT+7
Gặp Lê Chí Tâm – nông dân xã An Phong, Thanh Bình, Đồng Tháp những ngày giáp Tết Nguyên Đán, anh tỏ ra phấn khởi vì năm nay được mùa ớt, cả về sản lượng, chất lượng trái và lợi nhuận thu về. Theo bước anh dẫn đường, tôi vui cùng mấy chị đang tíu tít hái ớt chín trên cánh đồng.

Ở huyện Thanh Bình, cây ớt chỉ được trồng như hình thức xen canh xóa nghèo. Vào mùa con nước rút trả lại những dải phù sa màu mỡ là thời điểm tốt nhất cho cây phát triển. Cùng bao nông hộ khác trong vùng, anh Tâm đã góp phần tạo nên một Thanh Bình - Đồng Tháp với những ruộng ớt rực đỏ.

img

Nhưng nghịch lý ở chỗ, trước nay đời sống của anh và bà con vẫn chưa khấm khá từ đồng đất nhà mình. Không kể thời tiết bất lợi thì dù được mùa ớt, lợi nhuận cũng không là bao. Anh Tâm cho biết, lâu nay cả vùng canh tác theo tập quán cũ, phân bón thì dùng urea, NPK và DAP, phải tốn lượng bón nhiều, kéo theo tiền nhân công, vật tư… nên sau thu hoạch, trừ hết chi phí thì đồng lời chỉ đủ đắp đổi. Làm cách nào đổi mới canh tác, giải đáp bài toán chi phí luôn đau đáu trong anh. Nghĩ khác làm khác khi đến một ngày, Chi cục Bảo vệ thực vật địa phương tổ chức thực hiện mô hình trình diễn, chọn ruộng ớt của anh để thực nghiệm loại phân bón Đạm đen Cà Mau đặc hiệu.

Đạm đen Cà Mau là dòng phân bón cao cấp có đặc tính nổi bật giúp bộ rễ cây phát triển nhanh mạnh, hấp thu dinh dưỡng tốt và tăng hiệu quả sử dụng phân đạm nhiều lần so với loại khác. Nhờ thế, bà con tiết kiệm được lượng bón mà vẫn đạt năng suất vượt trội. Xét về lý thuyết, loại phân này có thể trở thành bạn đồng hành thân thiết với ớt, giải quyết những tồn tại trong hoạt động canh tác bấy lâu.

Anh Tâm kể về quá trình thực nghiệm tìm lời đáp. Suốt hơn 60 ngày ròng rã trên đồng, anh và nhóm kỹ sư của chi cục, nhóm kỹ sư của công ty Đạm Cà Mau đã rất hào hứng khi dần thu được những kết quả đáng mừng. Trên 4 công ruộng chia đôi, phần đối chứng canh tác theo tập quán cũ, phần mô hình là canh tác mới, dùng đạm đen, kết hợp Urea 46 Plus, DAP và Kali Cà Mau đã cho kết quả nổi trội.

img

“Tui không ngờ được thấy rõ sự khác nhau này. Thấy chỗ ruộng mô hình ăn đứt bên kia từ số nhánh cây, đường kính gốc cho tới lượng trái, nhìn dày đặc luôn. Tui càng vui vì trồng cách mới này, tui tốn có 119,5kg phân bón, còn làm cách cũ thì phải tốn 264kg lận à” -  anh hào hứng.

Sau thực nghiệm sử dụng bộ phân bón Cà Mau, anh Tâm tính toán thu gần 472 triệu đồng/ha ở ruộng thực nghiệm và 421 triệu đồng/ha ở ruộng đối chứng, trừ chi phí anh còn lời 321 triệu đồng/ha ruộng trình diễn so với 257 triệu đồng/ha ruộng đối chứng. Như vậy, canh tác mới bằng loại phân bón phù hợp đã giải quyết nỗi trăn trở bấy lâu của anh và bà con về bài toán chi phí. Nhìn ruộng ớt đỏ rực trên nền cây xanh rì anh chỉ, tôi thấy vui mừng theo tinh thần đổi mới của người nông dân này, dám từ bỏ lối mòn, áp dụng thành tựu mới vào canh tác để vươn lên.

Anh Tâm còn nói với tôi, rất mong mô hình thực nghiệm phân bón N.Humate được mở rộng đến nhiều hộ nông trồng ớt ở vùng khác để ai ai cũng biết “nghĩ mới, làm mới” bỏ tập quán canh tác, bón phân kiểu xưa, tiếp thu thành tựu mới, chọn đúng “phân bón đặc hiệu” để đổi đời từ cây ớt và nhiều loại cây rau màu khác, làm giàu cho mình và quê hương.