Thời vụ, mật độ trồng
Thời vụ: Trồng bằng cây con gieo từ hạt: Từ vụ xuân đến cuối vụ hè. Trồng dâu bằng hom: Vùng đồng bằng Bắc Bộ đến duyên hải miền Trung trồng tháng 11 - 12 đến tháng 1. Dâu tằm bội có thể trồng từ tháng 2 đến tháng 10. Vùng cao nguyên Bảo Lộc (Lâm Đồng) trồng tháng 4 - 5.
Mật độ: Tùy thuộc loại đất, phương thức canh tác và điều kiện đầu tư thâm canh mà xác định mật độ trồng hợp lý, thông thường mật độ trồng hàng cách hàng 1,2 -1,5m, cây cách cây 0,2 -0,3m, khoảng 42.000 cây/ha.
Cây dâu được, bón phân NPK Lâm Thao hợp lý sẽ sinh trưởng tốt. Ảnh: I.T
ất trồng: Đất cát pha, đất thịt tơi xốp, tầng dày trên 1m, mạch nước ngầm thấp ở độ sâu hơn 1m. Tùy theo chất đất tốt hay xấu mà quyết định lượng phân bón lót. Những vùng đất bạc màu cần phải kết hợp cải tạo đất trước khi trồng bằng cách bón vôi, lân, phân hữu cơ.
Bón phân NPK-S Lâm Thao (xem bảng bên dưới)
Các lần bón phân phải đảm bảo thời gian cách ly trước khi hái lá 20 ngày trong vụ xuân, 15 ngày ở vụ hè và vụ thu. Lượng phân bón thay đổi theo tuổi cây: Ruộng trồng dâu năm thứ nhất thì bón bằng 50%, năm thứ 2 bằng 70% so với ruộng dâu đã định hình.
Bón phân qua lá: Phun qua mặt dưới lá 4 - 6 ngày/lần. Nồng độ phun các loại phân NPK-S 5.10.3-8 từ 0,4 - 0,5%. Khi vườn dâu còi cọc và trời khô hạn thì phun NPK-S 10.5.5-3 ở nồng độ 0,5 - 0,6%; khi vườn dâu rậm rạp, thời tiết âm u, mưa nhiều thì phun NPK-S 5.10.3-8 ở nồng độ 0,5 - 0,6%. Lượng phun 2.000 lít dung dịch/ha.
Quản lý chăm sóc dâu hàng năm
- Làm cỏ: Tùy điều kiện từng nơi có thể làm cỏ gốc 6 lần, cỏ giữa hàng 2 lần kết hợp với việc dùng thuốc trừ cỏ như: Gramoxone, Roundup,… Nên phun vào lúc cỏ đang phát triển, lúc trời nắng và xới xáo gốc 1-2 lần/năm.
- Bón phân:
Phân hữu cơ: Liều lượng bón hàng năm khoảng 15-20 tấn. Phân hữu cơ chủ yếu bón trước hoặc sau khi thu hoạch 15 ngày.
Phân vô cơ: Lượng phân nguyên chất 400kg N-160kg P2O5-160kg K2O. Phân bón cho dâu cần chia làm nhiều lần để tăng hiệu suất sử dụng phân bón. Sau khi bón phân, nếu có điều kiện, nên tưới nước 1-2 lần để cây dễ hấp thụ.
Đốn dâu
Đây là biện pháp kỹ thuật để điều khiển dâu lá theo ý muốn.
- Đốn tạo hình dâu khóm: Dâu sau trồng 12 tháng đốn thân chính cách mặt đất 15-20cm, tỉa bớt cành cấp 1, giữ mỗi khóm 5-6 cành cấp 1. Sau lần đốn thứ nhất 12 tháng, đốn cành cấp 1 cách thân chính 6-6cm, mỗi cành cấp 1 có 3-4 mắt khỏe.
Từ năm thứ 3 trở đi đốn cành cấp 2 cách vết đốn cũ 5-6cm. Sau 8 – 10 năm khi bộ cành cấp 1, cấp 2 và cành sản xuất già và sức nẩy mầm yếu cần tiến hành đốn trẻ lại.
- Đốn thấp hàng năm: Áp dụng đối với dâu rạch hàng, hàng năm khi dâu ngừng sinh trưởng đốn sát mặt đất hoặc bới gốc đốn dưới mặt đất 6-6cm, khi dâu nẩy mầm vun gốc trở lại.
- Đốn sát (đốn trẻ lại): Dâu sau trồng 5-10 năm thường bị già hóa phần thân cành, để dâu sinh trưởng tốt cho năng suất cao cần tiến hành đốn sát gốc trở lại sau đó tạo hình như dâu trồng mới.
- Đốn phớt, đốn lững: Áp dụng khi dâu sinh trưởng chậm, khi đốn chú ý nếu dâu lấy hom trồng mới thì chỉ đốn phớt ngọn 20cm. Nếu dâu không lấy hom thì có thể đốn lững cao 1-1,5m.
PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI * Bệnh: Dâu thường bị bệnh bạc thau, đốm lá, cháy lá, gỉ sắt, xoăn lá. Cần hái lá kịp thời và vệ sinh đồng ruộng. * Sâu: Sâu đục thân, bọ gạo, sâu cuốn lá, sâu đo, sâu róm và các loại rầy rệp truyền bệnh virus xoăn lá, hoa lá. Dùng thuốc Dipterex hoặc Bi 58 tỷ lệ 10-15%, phun sau 15 ngày mới hái lá cho tằm ăn. Cây dâu bị rất nhiều loại sâu bệnh phá hoại, làm giảm năng suất, chất lượng lá. Nếu bị nặng có thể làm cây bị chết, lá dâu không sử dụng cho nuôi tằm được. Để phòng trừ có hiệu quả sự phát sinh và lây lan của các loại sâu bệnh hại cây dâu, đảm bảo nâng cao sản lượng, an toàn cho việc nuôi tằm, bà con cần nắm vững quy luật phát sinh, phát triển của từng loại sâu, bệnh mà áp dụng các biện pháp hữu hiệu để phòng trị kịp thời. |