Dân Việt

Ngắm đôi chim cực quý, có nguy cơ tuyệt chủng ở ngay giữa lòng Thủ đô

Bình An 11/03/2018 09:55 GMT+7
Được xếp vào loại có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới, thế nhưng ngay giữa lòng Thủ đô, người dân vẫn có cơ hội được ngắm nhìn giống chim quý hiếm đặc biệt này.

img

Sếu Nhật Bản hay còn được biết với cái tên sếu đỉnh đầu đỏ là loài sếu lớn và hiếm có thứ hai trên thế giới. Sếu Nhật Bản thường sống ở vùng đầm lầy và phân bố chủ yếu ở Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, và bán đảo Triều Tiên.

img

 Sếu Nhật Bản Có tên khoa học là Grus japonensis. Trong dân gian Nhật Bản có câu thành ngữ:  "Sếu nghìn năm, rùa vạn năm", với vẻ đẹp duyên dáng, loài sếu được ví như một loài chim đem lại nhiều may mắn và là biểu tượng của trường thọ.

img

 Hiện nay trên thế giới, ước tính chỉ còn khoảng 1.500 con Sếu Nhật Bản cư trú trong thiên nhiên hoang dã, đây là một trong những loài chim có nguy cơ tuyệt chủng nhất trên thế giới.

img

Năm 2011, vườn thú Ueno (Tokyo, Nhật Bản) đã gửi tặng vườn thú Hà Nội đôi sếu quý này với lời chúc mừng nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.

img

Từ đó tới nay, đôi Sếu Nhật Bản luôn nhận được sự quan tâm của du khách mỗi khi tới thăm vườn thú Hà Nội.

img

Sếu Nhật Bản có ngoại hình đặc trưng với màu trắng tuyết ở thân, phần cổ và đuôi có màu đen và một vệt dài màu đỏ trên đỉnh đầu. Vệt màu đỏ này sẽ trở nên nhạt hơn khi chúng tức giận hoặc hồi hộp. 

img

Sếu đầu đỏ thường sống thành đàn, chúng cũng nổi tiếng chung thuỷ, một khi đã kết đôi, chúng sẽ ở với nhau trọn đời.

img

Theo những nhân viên làm việc tại vườn thú Hà Nội, Sếu Nhật Bản thường khá nhút nhát nên việc chăm sóc chúng cũng cần rất nhiều công sức. 

img

 “Những ngày đầu khi mới tiếp nhận đôi Sếu này, chúng tôi phải quây bạt trong khu vực chuồng nuôi và cắt cử người chăm sóc riêng biệt trong thời gian dài để tạo thói quen dần dần cho chúng. "Anh Đức, người chịu trách nhiệm khu vực nuôi chim trong vườn thú Hà Nội chia sẻ.

img

Tại vườn thú Hà Nội, Sếu Nhật Bản thường được cho ăn rau, cá và các loại ốc. Chúng được nuôi chung với Diệc xám, cò và chung sống khá hoà thuận.

img

 Không chỉ được coi là biểu tượng của sự trường thọ, may mắn mà Sếu Nhật Bản còn xuất hiện khá nhiều trong văn hoá Nhật Bản từ quần áo, nhà cửa, vật phẩm lưu niệm cho tới các tác phẩm nghệ thuật.

Bất ngờ xuất hiện đàn “chim lạ” giữa Hồ Gươm

Một đàn “chim lạ” vài ngày nay xuất hiện tại khu vực đền Ngọc Sơn (Hồ Gươm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) khiến nhiều...