Bên trong tàu ngầm tấn công hạt nhân Mỹ xuất hiện ở khu vực được coi là "sân sau" của Nga.
Phóng viên CNN mới đây theo chân tàu ngầm tấn công hạt nhân USS Hartford đến một trong những khu vực được coi là “sân sau” của Nga. Bắc Cực cũng được dự đoán sẽ là điểm nóng tranh chấp Mỹ-Nga trong tương lai gần.
Tàu ngầm USS Hartford âm thầm đến Bắc Cực tập trận cùng tàu ngầm tấn công USS Connecticut và tàu ngầm HMS Trenchant của hải quân Anh. Kịch bản tập trận bao gồm tìm và diệt tàu nổi, tàu ngầm đối phương.
Theo CNN, khu vực “sân sau” của Nga được coi là cơ hội tìm kiếm mỏ dầu mới, tuyến đường vận tải biển và thậm chí là cả con đường tấn công quân sự của Mỹ và đồng mình.
Tàu ngầm tấn công hạt nhân USS Hartford lớp Los Angeles của Mỹ.
Trong lần xuất hiện mới nhất, tàu ngầm USS Hartford lớp Los Angeles đã bất ngờ phá tan lớp băng Bắc Cực dày hàng mét để ngoi lên khỏi mặt nước.
Ngay sau đó, các thành viên của thủy thủ đoàn đã phải dọn dẹp lớp băng dày còn phủ trên thân tàu và dùng cưa xích để mở nắp con tàu.
Gần như tàng hình trước kẻ thù và có khả năng lặn sâu dưới biển, tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Los Angeles là công cụ răn đe hiệu quả của Mỹ trong hàng chục năm qua.
Tàu ngầm Mỹ phá băng trồi lên ở "sân sau" của Nga.
Phía Mỹ cũng khẳng định, việc cho cả hai tàu ngầm của nước này nổi lên đồng thời đã chứng tỏ sự hiểu biết của Hải quân Mỹ về vùng biển Bắc Cực. "Họ biết nơi nào có lớp băng đủ mỏng để tàu ngầm có thể nổi lên dễ dàng", địa diện hải quân Mỹ cho biết.
“Cuộc tập trận cho phép tàu ngầm Mỹ và đồng minh thử nghiệm năng lực chiến đấu, kiểm tra hệ thống vũ khí, radar, liên lạc trong điều kiện khắc nghiệt”, chỉ huy hải quân Mỹ Corey B. Barker nói.
“Xét trên khía cạnh quân sự, địa lý và khoa học, vùng biển ở Bắc Cực hoàn toàn độc đáo và là vùng biển đặt ra thách thức hàng đầu trên thế giới.
Tàu ngầm như con “quái vật” từ từ trôi lên khỏi mặt băng dày ở vùng Cực.