Bình CO2 chữa cháy
Các hộ dân nên trang bị bình chữa cháy bột, một bình loại khí cho mỗi tầng để tùy theo môi trường, địa hình và vật liệu cháy mà sử dụng loại bình cho phù hợp.
Hộ gia đình nên chọn bình chữa cháy CO2 loại 3 kg hoặc 5 kg, bình bột chữa cháy loại 4 kg vì những trọng lượng này phù hợp với sức nâng đỡ của các thành viên gia đình khi có sự cố. Trên thực tế, những bình chữa cháy quá to thì cồng kềnh, hiệu quả chữa cháy không như mong muốn.
Có 2 loại bình chữa cháy:
- Bình chữa cháy CO2 là loại bình chữa cháy xách tay bên trong chứa khí CO2 -790C được nén với áp lực cao, dùng để dập tắt các đám cháy nhỏ mới phát sinh: Đám cháy chất rắn, chất lỏng và hiệu quả cao đối với đám cháy thiết bị điện, đám cháy trong phòng kín, buồng hầm.
Bình chữa cháy cần thiết nên có trong gia đình ở chung cư. Ảnh: IT
- Bình chữa cháy bột là bình chữa cháy bên trong chứa khí N2 làm lực đẩy để phun bột dập tắt đám cháy. Tuỳ theo mỗi loại bình chữa cháy có thể dập tắt được các đám cháy chất rắn, lỏng, khí cháy, đám cháy điện và thiết bị điện mới phát sinh.
Bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 loại bình chữa cháy sao cho phù hợp với điều kiện gia đình.
Mặt nạ chống khói
Trong nhiều trường hợp, nạn nhân không tử vong do lửa mà do ngạt khói. Đặc biệt là khi một số vật liệu cháy sinh ra khói độc.
Đối với các gia đình sống tại các tòa chung cư cao tầng nên sắm vài chiếc mặt nạ dưỡng khí để phòng tránh những trường hợp xấu khi có quá nhiều khói độc mà chưa "thoát thân" được.
Mặt nạ chống độc cũng là một trong những vật dụng cần thiết trong gia đình ở các tòa nhà chung cư cao tầng. Ảnh: IT
Mặt nạ thoát hiểm, có phần đầu mặt nạ làm bằng vật liệu chống cháy, bên ngoài phủ lớp màng bạc nhôm để ngăn sự bức xạ nhiệt cao, tránh gây tổn thương vùng đầu cho người đang thoát hiểm. Mặt nạ chống khói lọc các loại hơi và khí độc phát sinh trong đám cháy, đặc biệt là khí CO. Giúp người sử dụng thở và thoát hiểm trong 40 phút.
Mặt nạ chống khói được thiết kế phù hợp với mọi khuôn mặt, kể cả trẻ em. Dây đeo màu cam giúp người bị nạn có thể được nhân viên cứu hộ nhận biết dễ dàng trong đám khói. Chất liệu mặt trùm làm bằng vật liệu chống bắt lửa.
Ba lô thoát hiểm
Với những ai ở nhà cao tầng bị hỏa hoạn thì chiếc balô thoát hiểm là một lựa chọn sáng suốt. Balô gồm 1 móc an toàn và 1 cáp chống cháy. Móc được gắn trước trong văn phòng hoặc nhà ở, tốt nhất là gần cửa sổ. Khi xảy ra cháy, người dùng đeo balô lên vai, thắt dây an toàn rồi mắc cáp vào móc sau đó tiến ra phía cửa sổ rồi tuột xuống đất.
Balô thoát hiểm. Ảnh: IT
Chiếc balô này nặng khoảng từ 8 – 12kg, có nhiều phiên bản sợi cáp khác nhau, từ 25 – 80m, có thể giải cứu người ở các tòa nhà có chiều cao lên đến 20 tầng. Thiết bị có thể chịu sức nặng tối đa là 136kg. Giá của chiếc balô này tương đối đắt khoảng từ 16,6 – 19 triệu đồng tùy thuộc vào độ dài của cáp.
Thang dây thoát hiểm
Với những ai ở nhà cao tầng bị hỏa hoạn thì chiếc thang dây thoát hiểm là một lựa chọn sáng suốt. Thang dây gồm 2 móc an toàn và 1 cáp chống cháy. Móc được gắn trước trong văn phòng hoặc nhà ở, tốt nhất là gần cửa sổ. Khi xảy ra cháy, người dùng thả thang dây và trèo từ từ xuống dất
Thang dây thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn. Ảnh: IT
Chiếc thang dây này nặng khoảng từ 8 – 12kg, có nhiều phiên bản sợi cáp khác nhau, từ 25 – 80m, có thể giải cứu người ở các tòa nhà có chiều cao lên đến 20 tầng. Là thiết bị thoát hiểm đơn giản cho mọi người, kể cả người lớn và trẻ nhỏ
Chăn chống cháy
Theo kinh nghiệm của các chiến sĩ cứu hỏa, người dân ở các tòa nhà nên dùng các tấm phủ cứu hỏa còn gọi là chăn dập lửa, chăn cứu hỏa, được làm từ sợi thủy tinh, không sử dụng amiang độc hại. Chăn này có khả năng cách nhiệt, chống cháy, chống axít và kiềm. Đặc biệt, nó có thể chịu được nhiệt độ tới 700 độ C mà không bị chảy, không cháy, không co. Khi xảy ra hỏa hoạn, chỉ cần quấn chăn vào người và nhanh chóng theo cầu thang thoát hiểm để ra khỏi vùng hỏa hoạn trong các tòa nhà, văn phòng, nhà kho…
Chăn chống cháy được làm từ sợi thủy tinh. Ảnh: IT