Trận hỏa hoạn lớn nhất lịch sử Nhật Bản là một hệ quả trực tiếp của một trận động đất, được biết đến với tên gọi đại thảm họa động đất Kanto 1923. Ảnh: jaa2100.org.
Tấn thảm kịch bắt đầu vào lúc 11h58 ngày 1.9.1923, khi một trận động đất mạnh 7,9 độ Richter đã xảy ra dưới đáy biển, cách bờ vịnh Sagami (tỉnh Kanagawa) khoảng 80 km về phía Tây Bắc. Ảnh: Japansociety.org.
Thời điểm xảy ra động đất đúng vào lúc người Nhật nấu cơm trưa. Thời đó, nhiều căn nhà của người Nhật còn làm bằng gỗ. Những ngôi nhà đổ vỡ do động đất khiến cho hỏa hoạn xảy ra ở nhiều nơi. Ảnh: The Atlantic.
Người ta đã ghi nhận lại 136 điểm hỏa hoạn trên khắp vùng Kanto (bao gồm 7 tỉnh Gunma, Tochigi, Ibaraki, Saitama, Chiba, Kanagawa và thủ đô Tokyo). Ảnh: livedoor Blog.
Cũng thời gian đó, một trận bão tiến vào gây ra gió mạnh khắp vùng Kanto, làm cho hỏa hoạn lan nhanh và kéo dài suốt 2 ngày sau. Ảnh: YouTube.
Trong các khu vực bị hỏa hoạn, thủ đô Tokyo hứng chịu sự tàn phá đặc biệt nghiêm trọng, do đây là thành phố đông dân nhất và có mật độ xây dựng cao nhất. Ảnh: Scoopnest.com.
Thiệt hại nặng nề nhất xảy ra ở những xóm bình dân sinh sống đông đảo và tụ họp san sát bên nhau (gọi là shitamachi). Nhiều khu vực như vậy ở Tokyo đã bị thiêu hủy hoàn toàn. Ảnh: Artelino.
Đặc biệt, những người chạy đến tỵ nạn trong khu đất trống ở Ryogoku (trên đường Tokyo-Chiba), đã bị lửa bao vây và chết cháy. Con số nạn nhân riêng ở đây đã là 4 vạn người. Ảnh: Alamy.
Theo thống kê sau thảm họa, số người chết và mất tích lên tới 142.800 người, số người bị thương là 103.733 người. Phần lớn thương vong đến từ hỏa hoạn, thương vong do nhà sập chỉ chiếm phần nhỏ. Ảnh: Pinterest.
Số căn nhà bị phá hủy hoàn toàn do là 128.266 căn, cùng hàng trăm nghìn căn nhà khác bị hư hỏng một phần. Số người phải đi sơ tán là trên 1,90 triệu người. Ảnh: Old Tokyo.
Về kinh tế, thiệt hại của thảm họa trận động đất - hỏa hoạn Kanto lên đến 60 tỷ Yen theo thời giá khi đó. Nhiều xí nghiệp không hoạt động được kéo theo một làn sóng thất nghiệp. Kinh tế Nhật Bản được ví như đã chịu một cú đấm nặng nề. Ảnh: Old Tokyo.
Sau thảm họa, Tokyo đã được tái thiết với nhiều công trình bê tông cốt thép kiểu châu Âu thay thế kiến trúc gỗ cũ. Nhiều đường cao tốc kiểu mới thay thế các đường phố hẹp trước đây. Ảnh: Pinterest.
Ngày 1.9, ngày xảy ra đại thảm họa động đất Kanto sau này đã trở thành ngày Phòng chống Thảm họa của Nhật Bản. Ảnh: ThoughtCo.