Dân Việt

6 quốc gia có "lộc" từ cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên

Huy Phong (Theo BI) 02/04/2018 00:40 GMT+7
Thế giới đang ngóng điều gì sẽ xảy ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đồng ý sẽ gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

img

Cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un dự kiến diễn ra vào tháng 5 hoặc 6 tới.

Mặc dù phát ngôn viên Sarah Sanders của Nhà Trắng thông báo chưa có thời gian cụ thể cho cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Donald Trump và  Kim Jong-un, nhưng các quan chức Mỹ cho biết các cuộc đàm phán có thể diễn ra vào tháng 5 hay 6 tới.

Nếu cuộc gặp thượng đỉnh trên diễn ra, 6 quốc gia bao gồm Mỹ, Hàn Quốc, Triều Tiên, Trung Quốc, Nga và Nhật Bản sẽ tìm kiếm lợi ích từ cuộc gặp gỡ này. Tạp chí Business Insider đã phỏng vấn Rodger Baker, phó chủ tịch của phân tích Stratfor, về lợi ích mà các nước nói trên sẽ thu được.

1. Triều Tiên

img

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tiếp phái đoàn Hàn Quốc tại Bình Nhưỡng.

Mục tiêu của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un là “giành được tính hợp pháp quốc tế để Bình Nhưỡng có thể tiếp cận tiền, nguồn lực, tài chính, đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, công nghệ phục vụ cho ngành công nghiệp và thị trường của họ”, ông Baker cho biết.

“Điều này đang thúc đẩy Triều Tiên ngày càng tiến gần hơn tới một quốc gia bình thường và được thế giới công nhận”, ông Baker nói. “Bình Nhưỡng thể hiện lập trường cứng rắn với Washington vì lo ngại người Mỹ có thể từ bỏ các cam kết chính trị trong tương lai và lật đổ chế độ ông Kim Jong-un”.

2. Mỹ

img

Tổng thống Mỹ Donald Trump

“Chính sách của Mỹ dưới bất kỳ thời nào đều là phi hạt nhân hóa hoàn toàn Triều Tiên”, ông Baker nói. Tuy nhiên, các bước đi của ông Trump có vẻ không giống với ý tưởng của nhiều cá nhân trong chính quyền Washington.

Trong vòng đàm phán đầu, ông Baker dự đoán Mỹ có thể muốn thấy “Triều Tiên công khai tuyến bố chấm dứt các vụ thử tên lửa đàn đạo tầm xa và tầm trung cũng như ngừng thử vũ khí hạt nhân,…đổi lại trong các cuộc đàm phản sau đó, Bình Nhưỡng sẽ yêu cầu Washington dỡ bỏ các hạn chế viện trợ nhân đạo và hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng.

3. Trung Quốc

img

Nhà lãnh đạo Triều Tiên  Kim Jong Un (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Trung Quốc đang tập trung vào “chuyển giao công nghệ, sản xuất và phát triển cơ sở hạ tầng ở Triều Tiên để hỗ trợ phát triển kinh tế ở nước sở tại”, ông Baker nói. “Nếu Bình Nhưỡng có thể tập trung vào cấu trúc kinh tế, họ vẫn có thể sở hữu vũ khí hạt nhân, nhưng họ sẽ không gây ra những bất ổn dọc biên giới”.

“Các quan chức của Bắc Kinh lo ngại về viễn cảnh sụp đổ của Triều Tiên”, ông Baker cho biết. “Nó sẽ khiến hàng trăm nghìn người tị nạn chạy sang Trung Quốc và họ có thể mang theo tên lửa và vũ khí hạt nhân của Triều Tiên”.

4. Nga

img

Thủ tướng Nga Vladimir Putin

Ông Baker cho biết: “Vấn đề lớn nhất của Nga về Triều Tiên là tận dụng quốc gia này như một tuyến đường để tiếp cận thị trường Hàn Quốc và sử dụng khu vực Rason như là cảng nước ấm của Nga tại Triều Tiên”.

“Những chiến lược trên của Nga chỉ có thể thành công, nếu Triều Tiên trở thành một đồng minh quan trọng của Mỹ”, ông Baker nói. “Moscow thực sự chỉ muốn căng thẳng trong quan hệ liên Triều giảm bớt một chút, bởi vì họ có nhiều kế hoạch muốn triển khai, trong đó có việc xây dựng đường dẫn khí tự nhiên qua Triều Tiên vào Hàn Quốc”.

5. Hàn Quốc

img

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in

“Vấn đề ngắn hạn đối với Hàn Quốc là ngăn chặn viễn cảnh xung đột và chiến tranh sắp xảy ra”, ông Baker nói. “Họ đang có một khoảng thời gian khó khăn với cấu trúc của nền kinh tế và điều này thậm chí tồi tệ hơn khi rủi ro chính trị lên cao. Các nhà đầu tư sẽ muốn rút vốn khỏi Hàn Quốc, nếu họ lo ngại một cuộc chiến tranh hạt nhân giữa Mỹ và Hàn Quốc có thể xảy ra”.

6. Nhật Bản

img

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe

Vấn đề lớn nhất đối với Nhật Bản là “các tên lửa tầm trung của Triều Tiên” đang nhằm vào Tokyo, và Bình Nhưỡng đang giữ một số công dân Nhật làm con tin.

“Nhật Bản muốn chứng kiến tình hình bớt căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên”, ông Baker nói. “Họ không thực sự muốn một Triều Tiên thống nhất và vững mạnh, trở thành đôi thủ cạnh tranh về kinh tế và quân sự với Tokyo”.

“Nhưng trong dài hạn, Nhật Bản sẽ chuyển sự quan tâm quân sự của họ khỏi Triều Tiên và trở lại vấn đề chiến lược với Trung Quốc”, ông Baker nhận định. “Đó là lý do tại sao Tokyo đang cố thân mật với Nga”.

Mỹ-Triều Tiên bí mật hội đàm, Trump sẽ gặp Kim Jong-un?

Quan chức Triều Tiên đã có cuộc gặp với chuyên gia chính sách đối ngoại Mỹ trong bối cảnh Washington và Bình Nhưỡng có...