Ante Pavelić (1959-1889), là lãnh tụ cầm quyền nước Croatia độc lập (NDH), kẻ đã gây ra cái chết cho hàng chục vạn người Serbia, Do Thái và Ý
Người hướng dẫn địa phương chỉ tay về hướng con đường dẫn đến khu nhà miền sơn cước bị bỏ hoang của một “cựu chính trị gia Croatia”, người mà phần lớn người dân Croatia từ lâu đã không muốn nhắc đến - Ante Pavelić.
Đối với nhiều người phương Tây, cái tên Ante Pavelić không nói lên ý nghĩa gì, nhưng có tận mắt đến khu nhà của ông ta mới thấy con người này từng có một thành tích bất hảo đến thế nào. Trại tập trung tại Jasenovac, nơi được mệnh danh là “Auschwitz vùng Ban-căng”, có từ 8 vạn đến 10 vạn các nạn nhân phần lớn là người Serbia, người Do Thái và người Ý, đã bị khảo tra tàn bạo và giết hại đẫm máu trong thập niên 1940, chủ mưu không ai khác chính là Ante Pavelić.
“Đồ tể Ban Căng"
Sinh năm 1889, Ante Pavelić là một kẻ phát xít. Buổi ban đầu, hắn được đào tạo để trở thành một luật sư, nhưng sau đó lại nhảy sang sân khấu chính trị và gắn chặt mình vào Đảng cánh hữu Croatia: mục tiêu cao nhất của hắn là sáng tạo ra một nhà nước Croatia độc lập và không chịu sự chi phối về luật lệ với chính quyền Nam Tư.
Nhưng thời gian trôi qua, Ante Pavelić ngày càng trở nên độc đoán trong các nỗ lực của mình (kêu gọi cuộc cách mạng chống lại hoàng gia) và khi vua Nam Tư-Alexander I quay lại với chế độ độc tài toàn trị bằng việc ban lệnh cấm chống lại tất cả các đảng phái chính trị vào năm 1929, Ante Pavelić bắt đầu vẽ ra âm mưu riêng nhằm làm sập đổ chế độ chuyên chế.
Binh lính của chính phủ Ustaše thuộc NDH, đã gây ra nhiều vụ giết người khiến Đức Quốc xã cũng phải lạnh xương sống
Pavelić sống ở nước Ý phát xít khi tự mình thành lập phong trào Ustaša - một tổ chức dân tộc chủ nghĩa có khuynh hướng sáng lập ra nhà nước Croatia độc lập. Các thành viên của Ustaše oái oăm thay lại gây ra hàng loạt vụ tấn công khủng bố, đánh bom tàu hỏa và ám sát, và đỉnh điểm là vụ hành thích vua Alexander I vào năm 1934.Chống lại vua là việc tày đình, vì thế Ante Pavelić đã bị kết tội và tuyên án tử hình vắng mặt. Mussolini từng bị áp lực khi không muốn tống cổ Pavelić vào tù; nhưng khi đó chủ nghĩa phát xít cũng bùng nổ ở Ý và một số nơi trên thế giới, và dĩ nhiên Pavelić là một phần không thể thiếu. Các lực lượng trục phát xít đã xâm lược Nam Tư vào năm 1941, và nếu như đám này mà giữ Nam Tư đủ lâu thì họ sẽ cần đến một đồng minh trong khu vực.
Cũng bị sợ hãi trước các những quan điểm về dân tộc chủ nghĩa, Adolf Hitler đã hậu thuẫn cho Croatia trở thành một lực lượng cầm quyền mới ở khu vực Ban-căng (và Ustaše là lực lượng lãnh đạo nòng cốt). Chẳng mấy chốc sau khi tuyên bố nước Croatia độc lập (NDH), Ante Pavelić đã quay lại đảm nhận chiếc ghế quyền lực cao nhất của mình. Ante Pavelić (hay ít nhất là NDH) thường bị chế giễu là con rối bù nhìn của Đức Quốc xã (ĐQX).
Chế độ do Ante Pavelić cai trị phải chịu trách nhiệm cho việc đã tàn sát hàng loạt khoảng 60 vạn người Serbia, 3 vạn người Do Thái và 2,9 vạn dân Di-gan; và nhất là chống lại dữ dội người Do Thái và người Di-gan, Pavelić tuyên bố chính sách hủy diệt hoàn toàn. Chính phủ Ustaše cũng đã thảm sát hàng ngàn người dân của họ, nhắm mục tiêu vào những người chống phát xít cùng những người Croatia khác chống lại chế độ cầm quyền của Pavelić.
Xét về mức độ “máu lạnh” tàn bạo, Ante Pavelić không có đối thủ. Ngay cả ĐQX cũng thốt lên kinh hãi trước sự tàn bạo của Ustaše trong việc “giết mổ” đàn ông, phụ nữ và trẻ em. Trong một bức thư gửi cho Bộ chỉ huy quân đội Đức vào ngày 28.6.1941, Tướng Edmund von Glaise-Horstenau báo cáo:
Tàn tích của Vila Rebar ngày hôm nay, xưa kia đây là “trung tâm chỉ huy” NDH của Ante Pavelić
“Trong suốt vài tuần qua, Ustaše dường như đã hóa điên. Binh sĩ chúng ta đã tận mắt chứng kiến những bi kịch đáng tởm, không phản ánh tốt về uy tín của họ (Ustaše)… Tôi thường nói với binh sĩ Đức chiếm đóng rằng sau rốt cũng phải can thiệp để chống lại những tội ác hung tàn của Ustaše”.
Hành vi bạo lực dã man của Croatia phát xít đã gây ra không ít lúng túng cho những đồng minh ĐQX và ngay cả sau khi quân Đức đầu hàng, Ante Pavelić vẫn hạ lệnh cho thuộc hạ chiến đấu. Sau đó, Pavelić đào tẩu thành công và tiếp tục gây ra các hành động phát xít trên khắp Đại Tây Dương ở Argentina. Năm 1957, Pavelić bị thương bởi một “thích khách” Serbia, hắn chuyển tới Tây Ban Nha và chỉ sau đó 2 năm thì qua đời do nhiễm trùng từ vết thương.
Ám ảnh "Địa đạo đào tẩu" Vila Reabar
Không có biển báo nào cho biết phế tích dinh thự của Ante Pavelić. Các khu vườn của nhà độc tài bao quanh ngọn núi. Trong đống cây cối bát ngát bỗng thình lình xuất hiện một hàng rào dây kẽm gai, bên dưới nền rừng là lá cây mục ruỗng lâu ngày. Có những căn hầm trú ẩn nằm rải rác khắp mọi nơi, một số căn hầm xây dựng ngầm trong lòng đất, có cửa sổ nhìn ra hướng khu rừng.
Vila Rebar, dinh thự chiến tranh của Ante Pavelić, nằm ngay ở bìa rừng, được xây dựng vào năm 1932, thiết kế bởi kiến trúc sư Ivan Zemljak ngay trên khuôn viên của một khu săn bắn.
Pavelić đến đây vào thời kỳ Đệ nhị thế chiến, Vila Rebar nhanh chóng biến thành “trung tâm chỉ huy” của nước Croatia độc lập. Trong suốt thời kỳ Pavelić cư ngụ tại biệt thự này, nhiều căn hầm được xây dựng và được quản lý bởi đội vệ sĩ có vũ trang và theo một số hồ sơ thì chính bản thân nhà độc tài cho xây dựng cả một địa đạo ngầm thoát hiểm nằm ngay bên dưới ngọn núi.
Một trong số rất nhiều các địa đạo và hầm trú ẩn được xây dựng theo lệnh của Ante Pavelić bao quanh Vila Rebar
Sau Đệ nhị thế chiến, Vila Rebar trở thành khu nhà nghỉ mát cho đám học sinh, rồi biến thành một khách sạn. Nhưng khách sạn Risnjak bị hỏa hoạn vào năm 1979, cháy trụi mọi thứ trừ móng của tòa dinh thự. Nhưng trong một góc sau của tòa dinh thự, một cánh cửa dẫn xuống một lối đi ngầm. Ngay cầu thang của ngôi nhà còn có một ngách khác dẫn xuống dưới khu hầm ngầm mà những bậc thang đá giờ đây đang chìm trong đất và lá mục. Những tuyến địa đạo ở đây đều được xây bằng gạch, xi măng, và có một đường ống nhỏ để thoát nước.
Theo một số nguồn tin thì những tuyến địa đạo bên dưới dinh thự Rebar đã từng kết nối với tất cả những đường hầm khác để tạo ra một mạng lưới hầm ngầm đồ sộ nằm ngay bên dưới Zagreb (truyền thông địa phương gọi nó là “mê cung”). Trong hầm ngầm có những khu riêng biệt có lẽ dùng làm kho chứa gì đó. Từ biệt thự Rebar, đi xuyên qua đường hầm thì lối đi lên lại nằm ở bên kia núi.
Nếu có kẻ thù tấn công, những người sống trong vila Rebar có thể đào thoát an toàn sang bên kia núi. Chắc chắn còn có những đường hầm bí ẩn khác bao quanh Vila Rebar. Bởi vì Ante Pavelić sống sót sau Đệ nhị thế chiến, và hắn ta không đối mặt với tòa án, có một tuổi già an nhàn ở Argentina. Có lẽ hắn ta cũng không cần dùng tới mạng lưới địa đạo để ẩn náu làm gì. Vila Rebar tồn tại như một biểu tượng minh họa cho một kẻ đã nhẫn tâm tàn sát hàng vạn người và rồi bỏ đi nơi khác trong lặng lẽ.