Xung quanh nhà anh Sáu ở bản Bún (xã Tân Xuân, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La) để nhiều thùng ong mật được làm từ thân cây gỗ to. Những khúc gỗ đó được anh Sáu cắt ngắn chừng 1m và đục rỗng ở giữa để cho đám ong ở. Bên thành đõ ong có 1 cãi lỗ nhỏ làm cửa cho đám ong ra vào.
Anh Sáu có cách dụ ong rừng về nhà mình ở.
Ngày ngày, đám ong mật này chăm chỉ đi khắp nơi kiếm mật. Mang tiếng là người nuôi ong duy nhất của bản, nhưng anh Sáu cũng không phải chăm sóc gì nhiều, thi thoảng anh mới kiểm tra thùng ong. Vậy mà thùng ong nào cũng “binh hùng tướng mạnh”, cuối năm vẫn "nộp" mật đầy đủ.
Theo anh Sáu, tháng 10 là thời gian ong cho thu mật. Ong "sản xuất" được 5 thành mật (khoảng vài lít) mình chỉ lấy 4 thành, còn 1 thành để cho chúng dự trữ thức ăn khi mùa đông đến. Nếu lấy hết mật trong tổ, chúng sẽ bỏ đi, không ở.
Đám ong rừng làm việc rất chăm chỉ.
Cách dụ ong của anh Sáu rất đơn giản, anh chuẩn bị sẵn các đõ ong (thùng). Sau đó, anh vào rừng treo đõ lên cây to. “Mình làm tổ, sao cho mưa gió không hắt vào được. Đám ong sẽ “kiểm tra” kĩ, thấy an toàn thì chúng mới đến ở. Sau đó, mình chỉ việc mang tổ về nhà. Đám ong sẽ sống với mình nhiều năm trời”, anh Sáu chia sẻ.
Anh Sáu chia sẻ, nuôi ong rừng rất nhàn mà hiệu quả kinh tế cao.
Cách làm của anh Sáu đơn giản, lại không tốn kém. Mật ong thu được, anh chia cho các hộ dân trong bản. Mật ong rừng với người Mông rất quan trọng. Nó còn là bài thuốc quý. Anh Sáu cho biết: "Khi trẻ bị nhiệt miệng, chỉ cần vào rừng lấy thêm mấy lá thuốc hòa với mật ong rừng, sau 2 hôm là khỏi bệnh".
Mật ong rừng mà anh Sáu thu được dùng để chữa bệnh.
Theo anh Sáu, muốn ong rừng cho nhiều mật nên nuôi ong ở độ cao từ hơn nghìn mét trở lên. Ở độ cao đó, thời tiết lạnh hơn, đám ong mật sẽ phải tích trữ mật nhiều so với vùng thấp.