Theo những bậc cao niên tại đây, không ai biết cây xoài này do ai trồng và được trồng từ khi nào. Có thể nói, đây là cây xoài cổ có "một không hai" tại khu vực ĐBSCL hiện nay.
Clip: "Cụ" xoài cổ hơn 300 tuổi gây xôn xao dư luận
Dựa vào lịch sử vùng đất Bạc Liêu, tính đến năm 2018, cây xoài cổ thụ có tuổi thọ gần 340 năm. Đây là cây xoài cổ thụ có tuổi thọ lớn nhất tại Bạc Liêu, được chăm sóc, bảo tồn phục vụ du lịch tham quan, nghiên cứu.
"Cụ" xoài cổ hơn 300 tuổi vẫn xanh tốt.
Hiện, cây xoài đang nằm trong khuôn viên chùa Ông Bổn (ấp Biển Tây B, xã Vĩnh Trạch Đông). Cây có chiều cao hơn 15m, đường kính hơn 1,9m, chu vi thân cây tại độ cao 1,3m là hơn 6m, có đặc điểm hình thái bạnh vè. Gốc xoài, to khoảng 5 - 6 người ôm không hết, tán tỏa bóng mát rộng đến 300m2.
Tán cây xoài rộng tỏa bóng mát rộng đến 300m2.
Người dân sinh sống lâu năm tại đây cho hay, cây xoài có từ trước khi người Hoa lánh nạn nhà Thanh đến đây vào cuối thể kỷ 17. Dưới gốc cây xoài có một mạch ngầm nước ngọt. Chính mạch ngầm này đã nuôi dưỡng cây xoài sống thọ đến bây giờ, bởi nơi đây là vùng nước mặn quanh năm.
Cây xoài cổ vẫn ra trái đều đặn dù đã hơn 300 tuổi.
Nhiều người dân sống gần cây xoài cho biết, trước đây có lúc tưởng chừng cây xoài sẽ chết do ảnh hưởng của môi trường nhưng may nhờ được ngành chức năng tỉnh Bạc Liêu phát hiện và cứu chữa kịp thời nên hiện cây xoài vẫn rất xanh tốt. Đặc biệt, cứ mỗi mùa ra trái, cây xoài chỉ có quả ở một bên cây, qua mùa khác lại ra quả ở phần cành khác, tuy cây to nhưng trái nhỏ và khá chua.
Tháng 5.2015, cây xoài này đã được công nhận là Cây di sản Việt Nam. Gốc xoài to khoảng 5 - 6 người ôm không hết.
Dù đã trải qua nhiều biến cố, chiến tranh, bom đạn, cây vẫn chưa hề có dấu hiệu của sự tàn lụi mà tiếp tục xanh tốt, cành tỏa ra che phủ cả một không gian rộng. Những chiếc rễ to, xù xì, gồ ghề, uốn lượn trườn đi như những con mãng xà, như những búi dây thừng vĩ đại.
Nhiều khách tham quan khá thích thú khi thấy cây xoài cổ thụ này.