Hình tượng nhân vật Tôn Quyền trong phim Tam Quốc Diễn Nghĩa năm 2010.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), Tào Tháo cùng Lưu Bị và Tôn Quyền tạo thành giai đoạn thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc cách đây 1.800 năm.
Câu chuyện về 3 người này được biết đến rộng rãi không chỉ ở Trung Quốc, mà còn trên khắp thế giới, nhờ cuốn tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung.
Tháng trước, các chuyên gia khảo cổ ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, kết luận rằng hài cốt người đàn ông qua đời ở độ tuổi ngoài 60, trong một ngôi mộ cổ có niên đại gần 2.000 năm, chính là Tào Tháo (220-280).
Vị trí chính xác của ngôi mộ từng là bí ẩn trong hàng thế kỷ, cho đến khi những manh mối đầu tiên xuất hiện năm 2009.
Tào Tháo là một trong những nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người thành lập nhà Ngụy ở phía bắc Trung Quốc, tạo thành thế lực mạnh nhất thời điểm đó.
Suốt hàng ngàn năm, các sử gia Trung Quốc phác họa Tào Tháo là nhân vật phản diện, kẻ đã biến hoàng đế cuối cùng của nhà Hán thành con rối.
Ngược lại, hai nhân vật khác nổi lên ở thời Tam quốc cùng Tào Tháo là Lưu Bị và Tôn Quyền lại nhận được không ngớt những lời ca ngợi.
Tào Tháo được phác họa suốt hàng ngàn năm là nhân vật phản diện, khiến triều đình Đông Hán sụp đổ.
So với Tào Tháo, Lưu Bị được phác họa là người sinh ra trong gia đình nghèo khó, dù mang trong mình dòng máu hoàng tộc nhà Hán. Mặc dù không có tài năng quân sự và thao lược như Tào Tháo, Lưu Bị tuyển chọn được nhiều tướng lĩnh, quân sư tài năng như Gia Cát Lượng để tạo nên nhà Thục Hán ở phía tây nam Trung Quốc.
Tôn Quyền ít nhận được sự chú ý hơn so với Tào Tháo hay Lưu Bị, ông là người thừa kế gia sản kếch xù ở miền đông nam Trung Quốc từ anh trai. Tôn Quyền lập ra nhà Đông Ngô. Khu vực sông nước này đạt đến sự thịnh thượng dưới thời Tôn Quyền.
Cho đến nay, mọi nỗ lực tìm kiếm mộ Lưu Bị và Tôn Quyền đều đi vào ngõ cụt vì thiếu bằng chứng xác thực, mặc dù truyền thuyết để lại nhiều manh mối.
Có ít nhất 3 nơi Lưu Bị có thể được chôn cất, theo các nhà khảo cổ Trung Quốc. Tam quốc diễn nghĩa nói Lưu Bị được an táng cùng quân sư Gia Cát Lượng ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên ngày nay.
Nhưng các chuyên gia bác bỏ, cho rằng Lưu Bị qua đời ở Trùng Khánh, cách Thành Đô khoảng 600km. Ở thời cổ đại, việc đưa thi thể Lưu Bị về quê hương cũng phải mất một tháng, trong khi hài cốt đối mặt với tình trạng phân hủy vì điều kiện thời tiết nóng ẩm.
Do đó, các nhà khảo cổ Trung Quốc tin rằng Lưu Bị được an táng ngay tại nơi qua đời, gần bờ sông Trường Giang.
Nhưng theo một nguồn tin khác, khu vực vùng núi cách Thành Đô khoảng 60km mới là nơi đặt ngôi mộ của Lưu Bị. Ngọn núi này được bao quanh bởi 9 quả đồi, tạo thành hình hoa sen, rất phù hợp để làm nơi chôn cất một nhân vật mang dòng máu hoàng tộc.
Khu lăng mộ Tào Tháo được khai quật hồi tháng trước.
Khu vực này trở thành di sản cần bảo vệ từ những năm 1980 dù chính quyền địa phương chưa từng tìm thấy một ngôi mộ cổ nào.
Việc tìm kiếm nơi an nghỉ của Tôn Quyền dường như dễ dàng hơn vì các tài liệu lịch sử chép lại rằng, ông được an táng tại ngọn núi gần Nam Kinh, thủ phủ của tỉnh Giang Tô. Nhưng vị chính xác không được tiết lộ.
Đầu những năm 2000, chính quyền địa phương đã gửi một nhóm các nhà khảo cổ đi tìm mộ Tôn Quyền. Họ mang theo các thiết bị khảo sát hiện đại nhất và tìm thấy mạng lưới hầm ngầm dưới lòng đất. Nhưng nghiên cứu chỉ dừng lại ở đó.
Lý do là bởi chính quyền địa phương không cấp phép khai quật, nhà sử học He Yunao đến từ Đại học Nam Kinh nói. “Trung Quốc có luật bất thành văn là không được khai quật khảo cổ trừ khi khu vực đó đứng trước nguy cơ bị phá hủy hoàn toàn”.
Lăng mộ Tào Tháo được khai quật như ngày hôm nay là bởi nơi này từng nhiều lần bị những kẻ trộm mộ viếng thăm, khiến di tích không còn toàn vẹn.
Các nhà khảo cổ Trung Quốc cũng đồng ý rằng việc khai quật rất khó lường, có thể gây ra những tai nạn làm tổn hại đến di tích hàng ngàn năm.
Các nhà khảo cổ Trung Quốc được cho là đã khai quật mộ cổ 2.000 năm, tìm thấy 3 bộ hài cốt trong đó có một người...